[...] Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một ảng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khỏi núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây

[...] Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một ảng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khỏi núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây lào lều, rồi cử thế mà phiết vào bản đồ lại chữ. Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gọi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cổ nhân. Chuyển ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bảm gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiều gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sảng loé lên một màu nằng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt hả Dương Châu". Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bươm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nổi lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đầm đầm ấm ẩm như gặp lại cổ nhân, mặc dầu người cổ nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bắn tỉnh và gắt gỏng thác lũ ngay đấy. (Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 191.) ° bố cục mấy phần? • nội dung chính của tác phẩm lả gì
Đăng phản hồi