Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Truyện thơ Phạm Công - Cúc Hoa […] Đói lòng áo rách che thân Đưa tay dắt mẹ dời chân lên đường. Bốn ngày rong ruổi dặm trường (185) Giữa trưa nắng gắt định dừng gốc đa Mẹ con gặp một cụ già Phơ phơ đầu bạc nước

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Truyện thơ Phạm Công - Cúc Hoa […] Đói lòng áo rách che thân Đưa tay dắt mẹ dời chân lên đường. Bốn ngày rong ruổi dặm trường (185) Giữa trưa nắng gắt định dừng gốc đa Mẹ con gặp một cụ già Phơ phơ đầu bạc nước da đồi mồi Phạm Công trông thấy ngùi ngùi: “Xin ông thư thả ta ngồi nghỉ ngơi” (190) Nghe thôi ông cụ mừng vui: “Ba ngày chịu đói không người đoái thương May thay có bậu qua đường Hãy xin bớt miệng sẻ nhường cho ta” Phạm Công nghe nói xót xa (195) Sẵn lưng cơm nắm mở ra tức thì Miệng cười: “Ông hãy ăn đi Giữa trưa ông có việc gì ra đây” Cụ già thong thả giãi bày: “Hiếm hoi sinh được mụn trai đầu lòng (200) Thỏa niềm rày ước mai mong Tìm thầy cho học, theo vòng nghĩa nhân Theo thầy vừa được ba xuân Về nhà cưới vợ thành thân vuông tròn Gia tài phá sạch chẳng còn (205) Hôm mai khốn đốn vì con vung tiền Những tin con thảo dâu hiền Ai ngờ hết của chúng liền đuổi đi Dâu con sỉ nhục ê chề Cực lòng lão phải tính bề tha phương” (210) Phạm Công nước mắt rưng rưng: “Công cha nghĩa mẹ như rừng như non Thấy người con tưởng thân con Chuỵên người thảm thiết héo hon lòng này Thôi còn ba nắm cơm đây (215) Xin ông cầm lấy đường dài dùng qua Ví dù con có lỡ ra Con xin nơi khác mẹ già cũng no” Cụ già nghe nói nhỏ to: “Ơn chàng tốt bụng mà cho như vầy (220) Lòng chàng nhân hậu khôn tày Cho nên lão lấy cơm này một viên” Dứt lời cơm vẫn còn nguyên Lão ông thôi đã biến liền vời xa Chẳng ngờ là Phật Di Đà (225) Thoắt về tâu với vua cha Ngọc hoàng Cùng quan văn võ hai hàng: “Chẳng ai ân nghĩa bằng chàng Phạm Công” Tiếng đồn đã đến cửu trùng Lại còn vang tới thủy cung động đình. (230) […] Câu 1. Trong đoạn trích trên Phạm Công được khắc họa qua tâm trạng lời nói, hành động nào? Câu 2. Phạm Công được khắc họa trong hoàn cảnh nào? Phật A Di Đà thử lòng tốt của Phạm Công ra sao? Câu 3. Qua nhân vật Phạm Công tác giả muốn thể hiện ý nghĩa gì?
Đăng phản hồi