Ngôi nhà của mẹ nằm ở một xóm nhỏ, trước sân có cây mận sum suê lá. Nay tuổi đã trên tám mươi nhưng tròng mẹ còn nhanh nhẹn và khá tỉnh táo. Mỗi lần chúng tôi đến thâm nhà mẹ mừng lắm và kèo chúng tôi ngồi vào bộ

Ngôi nhà của mẹ nằm ở một xóm nhỏ, trước sân có cây mận sum suê lá. Nay tuổi đã trên tám mươi nhưng tròng mẹ còn nhanh nhẹn và khá tỉnh táo. Mỗi lần chúng tôi đến thâm nhà mẹ mừng lắm và kèo chúng tôi ngồi vào bộ bàn ghế gỗ, sai đứa cháu lấy nước rồi trò chuyện. Có điều, lần nào cũng giống lần nào, sau khi hỏi han tôi chuyện này, chuyện nọ, y như rằng, mẹ lại xoay qua nói về anh. Khuôn mặt già nhân nheo, đầy vết thâm đồi mồi, môi dính vết trầu đỏ, mẹ vừa nhai vừa nói: Hồi xưa... Đúng vậy, bao giờ nói về anh, khuôn mặt mẹ cũng trầm ngâm rối bảo, hồi xưa... - Mấy con biết không, hồi xưa, hồi thằng Toàn lên chín, lên mười, ai cũng bảo nó giống cha như đúc! Mẹ chỉ tay lên bàn thờ, kìa ảnh ông Tư, ba nó đó! Con thấy giống không? Tội nghiệp thằng nhỏ, đi chơi ngoài đường, nghe người ta nói, chạy về hỏi mẹ. Mẹ trả lời: Ừ, rất giống! Nó cười và nó đợi. Nó bảo, nhất định khi về ba sẽ thương con lắm. Nhưng ông Tư không về. Ông ấy hy sinh trong một trận đánh nhau với Pháp đúng vào năm nó lên bốn tuổi. Tội nghiệp, nó khóc, nó buồn. Cũng may, sau này, có người bạn cũ, là bạn học, cho một tấm ảnh của ông Tư. Tấm ảnh nhỏ xíu, mang đi họa lại để thờ. Nhìn hình, nó bảo: Ước gì ba còn sống trở về! - Con biết không, hồi xưa, khi chưa lên đường đi bộ đội, nó ân nhiều lắm. Có bữa, trời mưa lụt, di thả là ngoài đồng về, mẹ nấu hai *** gạo, ghế thêm sần, vậy mà nó ăn một hơi gần hết nổi com... - Con biết không, nhà dột, tự nó đi cắt tranh về đánh thành tấm, rồi nhờ hàng xóm cùng giúp lợp giùm. Nó siêng năng mà lại khéo tay, dan nong, đan nia cũng được. Trong xóm ai nhớ điều gì nó cũng giúp... - Con biết không, hồi nó lớn lên, mẹ bảo, con lấy vợ đi cho mẹ nhớ. Nhà còn có mình con, con di đâu mẹ còn có con dâu. Nó cười. Con chưa gập người nào hiến lành, kiếm vội biết đâu chỉ làm mẹ khố... - Con biết không, có lẫn mẹ ốm nặng, lại đang lúc làm múa, một mình nó vừa lo chuyện cày cuốc rồi thuê người cấy hộ, vậy mà nhiều đêm thi thức canh chừng, sợ mẹ có bé nào... Mỗi lần chúng tôi đến, mẹ lại kể thêm một số chi tiết về cuộc đời anh. Tôi với Toàn cùng chung một đơn vị chủ lực của tỉnh. Ngày quen nhau, chúng tôi chưa tròn hai mươi. Thiếu ân, thiếu mặc, gian khổ của bộ đội thời chống Mỹ làm sao kế hết. Hai đứa hứa với nhau, ngày hòa bình đứa nào còn sống sẽ đến thâm mẹ đứa kia. Anh mất cha và tôi cũng vậy. Hứa thì hứa vậy thôi, chứ đứa nào cũng nghĩ mình sẽ sống. Sau những trận đánh nhau ở đồng bằng, rút lên rừng, tôi với anh thường treo võng nằm bên nhau, thôi thì tỉa lìa đủ chuyện. Anh kể về quê mình, mẹ mình, thình thoảng lại thở dài với câu hỏi: Không biết bây giờ bà cụ ở quê ra sao? Nhiều lúc ruột gan tôi cùng cồn cào như anh, nhưng đành an ủi nhau, không sao đâu, hòa bình đến nơi rồi. Rồi anh ra đi. Ra đi trong một trận mà đơn vị chúng tôi đánh nhau với một đại đội của địch đi cán, lấn chiếm vùng giải phòng sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Máu anh đồ ướt cả áo tôi bên cái hầm công sự còn màu đất mới. "Nhờ nói với mẹ tôi rằng tôi thương mẹ lắm...". Anh tất thờ khi lời dặn dò chưa kết thúc. Ngày hỏa bình, chúng tôi đã dưa anh về nghĩa trang quê nhà và may mắn tôi sống ở thị trấn không cách xa nơi mẹ anh sống là bao. Kỳ vật của anh tôi mang về cho mẹ là chiếc võng ni lông đã ố màu. Chống hy sinh. Đứa con duy nhất của mẹ là anh cũng không còn nên mẹ sống chung với gia đình đứa châu gọi dì. Mỗi lần chúng tôi rủ nhau đến thâm là một lần mẹ lại kể về anh. - Con biết không, hồi sắp đi thoát ly, thằng Toàn cử đi quanh nhà rồi nhìn mẹ nói: "Cái hiên nhà mình mưa xuống rất dễ trợt. Đêm hôm mẹ đi phải cẩn thận". Những câu chuyện mẹ kể về anh cứ đấy dần qua những lần chúng tôi đến thâm. Thời gian trôi đi, nay mẹ đã già nhiều. Lưng đã còng. Mắt đã mờ. Có những lần chúng tôi đến, mẹ khó nhọc mài ngồi dậy được, giọng mẹ cũng không còn rành rọt như ngày nào, nhưng vẫn như trước, nói lòng vòng vài câu, mẹ lại nhắc đến anh. Vừa rồi, chúng tôi rủ nhau mua tí quà và ghé thăm mẹ. Biết chúng tôi đến mẹ mừng. Bàn tay gấy guộc của mẹ nắm chặt lấy tay tôi. Một lát, mẹ hỏi: - Nói thiệt mẹ nghe, trước khi chết, thằng Toàn có được ăn no không con? - Dạ, có! Tôi nói dối để mẹ yên lòng. Nhưng thực ra, hôm ấy chúng tôi đánh nhau từ sáng tới chiều, trận chiến diễn ra quá ác liệt, nước chúng tôi còn không có uống nói chi đến chuyện ân no... CÂU 1:Nêu tác dụng biện pháp tu từ? Ngôi Kể thứ mấy? Câu 2:nhân vật tôi và anh Toàn hứa với nhau điều gì? CÂu 3:qua lời hỏi của mẹ và nhân vật tôi anh chị có snghi gì về chiến tranh? CÂu 4:nêu tình cảm giữa người với người? Câu 5:nêu suy nghĩ của anh chị về các anh hùng Việt Nam hi sinh vì nền độc lập?
Câu trả lời này dùng AI, hãy kiểm tra lại trước khi sử dụng
Câu 1: Nêu tác dụng biện pháp tu từ? Ngôi kể thứ mấy?

- Biện pháp tu từ: Trong đoạn văn này, có sử dụng nhiều biện pháp tu từ như:
- Điệp ngữ: "Con biết không, hồi xưa..." được lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh sự nhớ lại quá khứ và tình cảm sâu đậm của mẹ đối với con trai.
- So sánh: "nó giống cha như đúc!" để so sánh sự giống nhau giữa Toàn và cha của mình, nhấn mạnh sự kế thừa di truyền và tình cảm gia đình.
- Tả thực: Miêu tả chi tiết khuôn mặt già nua của mẹ, các vết thâm đồi mồi, môi dính vết trầu đỏ, tạo nên hình ảnh chân thực, gợi cảm xúc về thời gian và sự già nua.

- Ngôi kể: Đoạn văn được kể ở ngôi thứ nhất, qua lời kể của nhân vật "tôi", người đã từng là bạn đồng đội với Toàn và giờ đây thường xuyên đến thăm mẹ của Toàn.

Câu 2: Nhân vật tôi và anh Toàn hứa với nhau điều gì?

- Hai người bạn hứa với nhau rằng, ngày hòa bình đến, đứa nào còn sống sẽ đến thăm mẹ của đứa kia.

Câu 3: Qua lời hỏi của mẹ và nhân vật tôi, anh chị có suy nghĩ gì về chiến tranh?

- Chiến tranh là một thử thách khắc nghiệt, đầy đau thương và mất mát. Nó không chỉ lấy đi sinh mạng của những người lính trẻ như Toàn mà còn để lại những vết thương lòng không bao giờ lành trong lòng những người ở lại, như mẹ của Toàn. Chiến tranh làm cho con người phải chịu đựng sự thiếu thốn, gian khổ, và đôi khi phải nói dối để bảo vệ những người thân yêu khỏi đau khổ thêm. Lời hỏi của mẹ về việc con trai có được ăn no trước khi chết cho thấy nỗi lo lắng và tình thương của người mẹ dành cho con, dù biết rằng chiến tranh không thể đảm bảo điều đó.

Câu 4: Nêu tình cảm giữa người với người?

- Tình cảm giữa người với người trong đoạn văn này thể hiện qua:
- Tình mẫu tử: Mẹ luôn nhớ về con trai với niềm tự hào và nỗi nhớ thương vô hạn.
- Tình bạn: Sự hứa hẹn giữa "tôi" và Toàn cho thấy tình bạn sâu đậm, sự quan tâm và trách nhiệm đối với gia đình của người bạn.
- Sự hy sinh: Những người lính trẻ hy sinh vì tổ quốc, để lại nỗi đau cho người thân nhưng cũng là sự cao quý của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết.

Câu 5: Nêu suy nghĩ của anh chị về các anh hùng Việt Nam hi sinh vì nền độc lập?

- Các anh hùng Việt Nam đã hy sinh vì nền độc lập là những người con anh dũng của dân tộc, họ đã dành cả tuổi trẻ, sức lực và cả mạng sống của mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Họ là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần hy sinh và lòng yêu nước vô bờ bến. Sự hy sinh của họ không chỉ giúp Việt Nam giành lại độc lập mà còn là nguồn cảm hứng, động lực cho các thế hệ sau tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng ta cần trân trọng, tôn vinh và ghi nhớ công lao to lớn của họ, đồng thời học tập tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc khi cần thiết.
Đăng phản hồi