Câu 32. Câu nào không sử dụng một trong hai biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa?
A. "Cậu bé vừa mỉm cười thích thú, vừa chạy theo cánh chim bay xập xòe phía trước."B. “Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rõ."
C. "Bức tranh đẹp tựa thiên đường / Hồn thơ trỗi dậy nhẹ vương nghĩa tình." D. "Rừng cọ ơi, rừng cọ / Là đẹp, lá ngời ngời."
Câu 33. Có mấy hình ảnh so sánh trong đoạn thơ dưới đây của tác giả Nguyễn Đình Huân?
"Tình của cha biết lấy gì so sánh Sáng như mặt trời, như ánh sao Khuê
Như đại dương mênh mông nước tràn trề Như dòng sông, như con đê chắn lũ." A. 3 hình ảnh B. 4 hình ảnh C. 5 hình ảnh D. 6 hình ảnh
Câu 34. Từ ngữ nào không dùng để nhân hóa sự vật trong đoạn thơ sau của tác giả Nguyễn Tiến Bình?
“Nắng đùa với cỏ ngây thơ Quẩn quanh bên võng, nắng chờ bà ru.
Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu Nắng cùng với gió hát ru quê mình."A. đùa B. ngây thơ C. Ru D. hát ru