giúp mình vs
Anh T đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Anh T trình bày vì gia đình có việc nên anh đi vội, không chú ý tín hiệu đèn giao thông. Anh mong muốn cảnh sát giao thông bỏ qua cho lỗi của mình. Người cảnh sát giải thích: "Để bảo đảm trật tự, an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông và giao thông được thông suốt, Nhà nước đã ban hành pháp luật quy định người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, dừng xe trước vạch kẻ đường khi gặp đèn đỏ. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất kì thời gian nào. Nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị xử phạt".
Câu 16: Việc cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt anh T là thể hiện tính
A. nhân văn, nhân ái. B. quyền lực nhà nước.
C. quy phạm phổ biến. D. lợi ích cá nhân
Câu 17: Vai trò quản lý xã hội của pháp luật được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?
A. Bảo vệ quyền lợi của công dân. B. Điều chỉnh hành vi của công dân.
C. Xác nhận tư cách quyền công dân. D. Xâm phạm lợi ích của công dân.
Câu 18: Việc cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản xử phạt những người có hành vi vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ phản ánh vai trò nào dưới đây của pháp luật?
A. Bảo vệ quyền lợi của công dân. B. Xác nhận các quyền công dân.
C. Quản lý xã hội. D. Tính quyền lực chung.
Câu 19: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân có trách nhiệm chấp hành tín hiệu điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biển. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xã hội hóa toàn diện.
Câu 20: Việc cảnh sát giao thông tiến hành lập biên bản xử phạt anh T thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biển. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xã hội hóa toàn diện.