Đọc văn bản sau:     Xương Rồng và Cúc Biển         Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu

Đọc văn bản sau:     Xương Rồng và Cúc Biển         Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn:          - Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá!            Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều lần được khen, lão vui vẻ ra mặt.           Thời gian trôi qua, hết xuân đến hè, hoa Cúc Biển tàn úa. Vài chú ong nhìn thấy liền cảm thán:          - Thế là đến thời hoa Xương Rồng tàn héo!           Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi:          - Ta chẳng bao giờ tàn héo cả. Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy!           Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa. Đợi chị gió bay qua, nó xin chị mang mình theo đến vùng đất khác.            Mùa xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước. (Trích từ tập sách “Giọt sương chạy trốn”  của Lê Luynh, NXB Kim Đồng 2020). Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng/ thực hiện yêu cầu.  Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích.     B. Truyện ngụ ngôn.  C. Truyện đồng thoại.    D. Thơ văn xuôi. Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng ngôi kể và người kể trong câu chuyện? A. Ngôi kể thứ nhất, Xương Rồng là người kể chuyện   B. Ngôi kể thứ nhất, Cúc Biển là người kể chuyện C. Ngôi kể thứ nhất, người kể giấu mặt   D. Ngôi kể thứ ba, người kể giấu mặt Câu 3. Câu văn “Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy. ” có mấy từ ghép? A. Một từ.      B. Hai từ.    C. Ba từ.      D. Bốn từ.  Câu 4. Từ láy trong câu văn: “Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười.” là: A. hồi hộp      B. im lặng   C. lên tiếng                D. mỉm cười Câu 5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “ Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi.” ? A. Nhân hóa B. So sánh C. Liệt kê D. Ẩn dụ Câu 6. Từ “cô độc”trong câu “ Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước.” có nghĩa là? A. Chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ xung quanh B. Chỉ có một mình, không có người thân, không có nơi tương tựa. C. Làm cho tách riêng ra khỏi mối quan hệ với mọi người. D. Lẻ loi, cô quạnh, buồn bã. Câu 7. Vì sao Cúc Biển lại muốn đến sống cùng Xương Rồng? A. Vì Cúc Biển muốn có người bảo vệ B. Vì Cúc Biển cũng muốn được khen C. Vì Cúc Biển muốn nổi bật hơn Xương Rồng D. Vì Cúc Biển thấy Xương Rồng sống một mình lặng lẽ quá. Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với tính cách của Xương Rồng trong câu chuyện? A. Lười biếng, nhỏ nhen.                   B. Thích bắt nạt người khác. C. Ích kỷ, tham lam.                           D. Kiêu căng, không biết quý trọng tình bạn. Câu 9. Dựa vào câu chuyện, hãy lí giải vì sao khi đàn bướm bay ngang qua, kêu lớn “ Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá!”, Cúc Biển không lên tiếng giải thích mà nó chỉ im lặng, mỉm cười? Câu 10. Qua câu chuyện Xương Rồng và Cúc Biển, em rút ra bài học ý nghĩa nào cho bản thân?
Đăng phản hồi