Tại sao ngoài không gian vũ trụ xa đến 145 triệu Km tới Trái đất mà lại có nhiệt độ lạnh lẽo đến - 273 độ C mà ánh sáng Mặt trời lại gây nóng Trái đất đến 56 độ C ạ ??. Trong khi đó đèn sưởi hồng ngoại chỉ cần 3 bóng thôi nhưng chỉ truyền nhiệt được trong phạm vi bán kính khoảng 2 mét trở lại mà chỉ truyền nhiệt được lên đến nhiệt độ là 20 độ C cho môi trường xung quanh lạnh đến 8 độ C ạ ??.
Lẽ ra khoảng không gian xa đến 145 triệu Km mà lại lạnh lẽo đến - 273 độ C thì đến Trái đất thì nhiệt lượng do Mặt trời gây ra sẽ bằng 0 (không thể nóng đến 56 độ C cho được mà nhiệt độ Trái đất sẽ lạnh đến - 273 độ C đấy ạ).
Chúng tôi nói thế có đúng không ạ ??.
Xin cảm ơn ạ !!!.
Có bạn phản hồi lại rằng ngoài không gian vũ trụ đó không có chất truyền nhiệt nên nhiệt độ rất thấp ạ. Vậy không gian đó nhiệt độ rất thấp rồi thì làm sao Trái đất có thể nóng đến 56 độ C cho được ạ. Trái đất là đầu cuối của khoảng không gian đó thì giống như bóng đèn sưởi cách một ngôi làng cực Bắc ở Nga đến 9000 Km thì ngôi làng đó vẫn lạnh lẽo do nhiệt không thể chạm đến được khoảng cách đó được ạ. Vậy Trái đất là đầu cuối đó thì phải có nhiệt độ là - 273 độ C mới đúng chứ ạ. Nếu không thế thì ngôi làng ở Nga cũng là vật thể thì nhiệt từ bóng đèn sưởi cũng có thể tương tác mà làm nóng ngôi làng đó đến nhiệt độ 20 độ C mặc dù ngoài trời ở đó lạnh đến - 50 độ C chứ ạ.
Lại có bạn phản hồi lại rằng Trái đất nhận được sức nóng từ Mặt trời là do có bức xạ nhiệt ạ. Bạn ấy lý luận là bức xạ nhiệt này xuyên qua vũ trụ rồi đến Trái đất dù nó lạnh đến - 273 độ C ạ. Nếu nói như bạn ấy thì đầu của phía mặt trời nóng đến 3000 độ C mà không bị thất thoát qua môi trường vũ trụ làm cho môi trường vũ trụ lạnh xuống đến - 273 độ C thì đến đầu cuối là Trái đất thì Trái đất cũng phải có nhiệt độ cũng bằng đầu phía bên kia là mặt trời chứ ạ. Tức là Trái đất cũng phải nóng đến 3000 độ C chứ ạ !!!. Nhưng không, Trái đất chỉ nóng đến 56 độ C thôi ạ.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này ạ ??.
Xin cảm ơn ạ !!!!