CÂU 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:  Hộ trở nên đứng đắn: - Không đùa nữa... Thật ra thì tôi có việc phải về, thế thôi. - Ờ! Nói vậy còn dễ nghe... Thôi thế anh về nhé!... Nhưng mà... này, anh đã biết gì chưa Hộ đã toan đi,

CÂU 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:  Hộ trở nên đứng đắn: - Không đùa nữa... Thật ra thì tôi có việc phải về, thế thôi. - Ờ! Nói vậy còn dễ nghe... Thôi thế anh về nhé!... Nhưng mà... này, anh đã biết gì chưa? Hộ đã toan đi, quay đầu lại nhìn Trung... - "Ðường về" sắp được dịch ra tiếng Anh đấy nhé! Bản quyền tác giả ba nghìnđồng. Hộ trợn mắt lên. Người hắn bổi hổi. Một lúc lâu hắn mới hỏi được Trung: - Có đích không? - Ðích xác rồi. Chính Quyền đưa cái thư điều đình cho chúng tôi xem. Hộ có vẻ hoài nghi: - Không mà lại!... Tôi biết lắm... Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? Chúng mình làm cốc bia... Hộ đã quên hẳn vợ con. Hắn chỉ còn háo hức muốn biết thêm về việc quyển "Ðường về" của Quyền được dịch ra tiếng Anh. Hắn bám lấy Mão và Trung. Ba người vào một tiệm giải khát ở Bờ Hồ. Và chỉ độ nửa giờ sau, Mão và Trung đã thấy Hộ đỏ tai, giộng một cái vỏ chai bia xuống mặt bàn: - Cuốn "Ðường về" chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm! Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái , sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không? Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu!                                                                         (Trích “Đời thừa”, Nam Cao) a. Xác định các hành động ngôn ngữ có trong lời nói của các nhân vật. b. Phân tích lập luận có trong đoạn: Cuốn "Ðường về" chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm!
Đăng phản hồi