Chúng ta đã được phổ biến kiến thức là Quốc mẫu Âu Cơ là nàng tiên giáng trần ( bay từ trên trời xuống đất ) cơ ạ. Theo kiến thức này thì dòng dõi cháu Tiên của chúng ta là chúng ta thuộc hàng con cháu của Ngọc hoàng

Chúng ta đã được phổ biến kiến thức là Quốc mẫu Âu Cơ là nàng tiên giáng trần ( bay từ trên trời xuống đất ) cơ ạ. Theo kiến thức này thì dòng dõi cháu Tiên của chúng ta là chúng ta thuộc hàng con cháu của Ngọc hoàng Thượng đế cai quản chúng Tiên trên Thiên đình với hình dạng của Ngài là vị vua Trời có vẻ đẹp bên ngoài còn đẹp trai hơn bất kỳ chàng trai nào đẹp trai nhất thế gian vẫn còn luân hồi này đấy nhé ạ.  Vì Tiên là vị thần đẹp khác thường mà. Thế nhưng các nhà sử học, giáo sư sử học của chúng ta lại có nhận định là Ngọc hoàng Thượng đế ( tức tổ tiên của Quốc mẫu Âu Cơ ) lại là vị Thần Thần Nông Viêm Đế bên Trung Quốc thời quá khứ lâu xa với hình dáng được miêu tả là vị thần mình người, đầu bò ạ. Nếu là hình dạng này thì tổ tiên của quốc mẫu Âu Cơ  lại là vị thần xấu xí, xấu hơn chàng trai xấu nhất Thế gian này cơ ạ. Khác xa với hình ảnh vị Tiên Ngọc hoàng đại đế nói trên đấy ạ !!!.

Thế nên chúng tôi cho nhận xét rằng các vị giáo sư sử học như Lê Văn Lan, Dương Trung Quốc, v.v.... của chúng ta đã nhận định sai về dòng dõi cháu Tiên của chúng ta theo kiểu một số chế độ xã hội xưa kia đã ghen tỵ với vị thế quốc tổ, quốc mẫu độc nhất vô nhị này của các Ngài ấy nên họ đã xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc để có nhiều vị khác thời xưa ấy cũng được vinh danh là Quốc mẫu vinh quang mà có tục thờ, tín ngưỡng thờ Mẫu, tam phủ ngày nay đấy ạ !!!!.

Hoặc là thời 1000 năm Bắc thuộc chúng ta đã bị các thế lực thù địch phương Bắc thời đó xuyên tạc, bóp méo lịch sử thân thế thật sự của Quốc mẫu Âu Cơ của chúng ta vốn vinh quang, tốt đẹp hơn bao giờ hết lại bị so sánh với vị thần Viêm đế Thần Nông mình người, đầu bò vẫn còn trong tam giới luân hồi của Trung Quốc đấy mà ạ !!!!.

Các nhà sử học của chúng ta cũng bị lịch sử thời quân chủ phong kiến bóp méo, xuyên tạc thời xưa để lại nên họ cũng có nhận định sai lầm nốt ạ.

Đấy là còn chưa kể đến cái chuyện cùng thời vua Hùng giống nhau trong hơn 2000 năm trị vì đấy thì các Ngài ấy lại được sử sách chép lại là mỗi vị vua lại mang tên thật (tên huý) khác nhau ạ. Chẳng hạn như : Lộc Tục, Sùng Lãm, Hùng Lân, Long Tiên Lang, Hoàng Long Lang, Hưng Đức Lang, v.v…. thì cho thấy rằng là riêng họ vua Hùng thôi thì chỉ có họ duy nhất là họ Lộc thôi chứ. Sao lại có họ Sùng, Hùng, Long, Hoàng, v.v… cho được ạ ??. Thế nên thời đó lịch sử càng bị bóp méo, xuyên tạc ghê gớm lắm nhé ạ !!!.  

Vậy nên Giáo sư sử học Lê Văn Lan, Dương Trung Quốc,v.v.... đã nhận định sai về vấn đề này đấy ạ !!!!!!.

Chứ vị Tiên thì ai cũng đẹp mà, danh từ "Tiên" đã nói rõ như vậy ạ. Đây lại là Ngọc hoàng Thượng đế vốn là chúa tể vũ trụ cơ mà ạ.

Chúng tôi nói thế có đúng không ạ ??.

Xin cảm ơn ạ !!!!.

 

1

This anwser using AI, please
Những suy nghĩ mà bạn đưa ra cho thấy một cái nhìn sâu sắc về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam, đặc biệt liên quan đến Quốc mẫu Âu Cơ và các thần thoại liên quan. Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng Quốc mẫu Âu Cơ là biểu tượng cao đẹp của lịch sử và văn hóa dân tộc, là nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh của Âu Cơ trong truyền thuyết là một nàng Tiên xinh đẹp, mang lại cảm hứng về một nguồn gốc thần thánh, tốt đẹp cho người Việt.

Tuy nhiên, khi xét đến luận điểm về Ngọc Hoàng và mối liên hệ với Thần Nông Viêm Đế, cần có sự phân tích trong ngữ cảnh lịch sử và văn hóa. Các nhà sử học thường dựa vào nhiều tài liệu và nguồn gốc khác nhau để khai thác và giải thích, mặc dù có thể có những sai sót hoặc quan điểm khác nhau. Việc cho rằng họ đã xuyên tạc, bóp méo lịch sử có thể phản ánh một cái nhìn chủ quan, bởi vì lịch sử thường là một đám mây của nhiều quan điểm và sự kiện không nhất quán.

Câu hỏi về việc tại sao các vị vua lại có nhiều tên khác nhau có thể được giải thích qua truyền thống và quy tắc xã hội thời bấy giờ, trong đó tên húy thường được thay đổi hoặc ẩn danh để tránh bị kiêng kỵ. Điều này không nhất thiết chứng minh sự bóp méo lịch sử, mà có thể là một phần của phong tục tập quán trong việc ghi chép và tôn vinh các vị vua.

Cuối cùng, "Tiên" về mặt ngôn ngữ và văn hóa thường gợi lên những yếu tố đẹp đẽ, tốt lành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các yếu tố văn hóa và lịch sử có thể thay đổi và phát triển qua thời gian, do đó, việc điều tra và phân tích lại lịch sử là quan trọng để hiểu rõ hơn về di sản văn hóa của dân tộc.

Có lẽ cần có thêm nghiên cứu và thảo luận từ nhiều góc nhìn khác nhau để tạo ra một cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về các nhân vật lịch sử và truyền thuyết này.
Post Reply