CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈNMùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm

CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN

Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.

Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.

(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)

Câu 1. Câu chuyện trênthuộc thể loại nào?

A. Truyệncổtích. B. Truyệnđồngthoại.

C.Truyềnthuyết. D. Truyện cười.

Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba. D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

Câu 3. Chim Én và Dế Mèn cùng đi chơi vào thời gian nào trong năm?

A. Mùa xuân. B. Mùa hạ.

C. Mùa thu. D. Mùa đông.

Câu 4. Cử chỉ hành động nào của Dế Mèn trong câu chuyện làm cho Chim Én thấy tội nghiệp?

A. Mèn hốt hoảng. B. Mèn ngậm vào giữa.

C. Dế Mèn thơ thẩn. D. Dế Mèn say sưa.

Câu 5. Nối câu văn ở cột A sao cho thích hợp với phép tu từ ở cột B.

Câu 6. Chọn một trong các phép tu từ sau: (nhân hóa, so sánh, hoán dụ) điền vào chỗ trống (…) sao cho thích hợp.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ………………….. làm cho loài vật trở nên sinh động và gần gũi với con người.

Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với nhân vật Dế Mèn trong câu chuyện trên?

A. Dũng cảm. B. Hống hách.

C. Ích kỉ.  D. Thông minh.

Câu 8. Vì sao Dế Mèn lại rơi xuống đất?

A. Vì tội nghiệp hai con chim én phải gánh mình.

B. Vì nó đang rất nặng khi phải gánh hai con chim Én.

C. Vì nó muốn quay xuống mặt đất.

D. Vì Dế Mèn ích kỉ nên há mồm ra.

Câu 9. Hãy rút ra bài học tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

Câu 10. Nếu được hóa thân thành Dế Mèn trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì?

Câu trả lời này dùng AI, hãy kiểm tra lại trước khi sử dụng
Câu 1: B. Truyện đồng thoại.
Câu chuyện này thuộc thể loại truyện đồng thoại vì nhân vật chính là những con vật biết nói, biết suy nghĩ và hành động như con người.

Câu 2: C. Ngôi thứ ba.
Câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba, vì tác giả không sử dụng “ta” hay “mày” để thể hiện suy nghĩ hay cảm xúc mà mô tả các nhân vật từ một góc nhìn khách quan.

Câu 3: A. Mùa xuân.
Thời gian trong câu chuyện là mùa xuân, được đề cập rõ ràng ở đầu văn bản “Mùa xuân đất trời đẹp”.

Câu 4: A. Mèn hốt hoảng.
Cử chỉ “Mèn hốt hoảng” cho thấy Dế Mèn không thoải mái với việc gánh hai con Én, khiến cho các con Én cảm thấy tội nghiệp cho nó.

Câu 5: Không có thông tin cụ thể về các cột A và B để thực hiện kết nối.

Câu 6: nhân hóa.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa làm cho loài vật trở nên sinh động và gần gũi với con người, thông qua việc cho chúng cảm xúc và suy nghĩ.

Câu 7: C. Ích kỷ.
Dế Mèn có hành động ích kỷ khi nghĩ đến việc bỏ hai con chim Én lại để dạo chơi một mình, không nghĩ đến cảm giác của chúng.

Câu 8: D. Vì Dế Mèn ích kỷ nên há mồm ra.
Dế Mèn rơi xuống đất là do hành động ích kỷ của nó, không muốn gánh nặng mà bỏ rơi hai con chim Én.

Câu 9: Bài học từ câu chuyện là về lòng vị tha và sự quan tâm đến người khác. Đôi khi sự ích kỷ có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Câu 10: Nếu được hóa thân thành Dế Mèn, em sẽ cố gắng suy nghĩ về cảm xúc của những người bạn đồng hành như Chim Én và sẽ không làm điều gì khiến họ cảm thấy tội nghiệp hay buồn lòng.
Đăng phản hồi