Câu 5: Các loại hình di sản văn hóa có ý nghĩa nào sau đây đối với lĩnh vực Sử học? A. Quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của Sử học.B. Quyết định chính sách của Nhà nước đối với khoa học lịch sử.C. Là

Câu 5: Các loại hình di sản văn hóa có ý nghĩa nào sau đây đối với lĩnh vực Sử học?

A. Quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của Sử học.

B. Quyết định chính sách của Nhà nước đối với khoa học lịch sử.

C. Là nguồn tư liệu và cơ sở để nghiên cứu, tái hiện lại lịch sử.

D. Là nguồn sử liệu phi chính thống trong nghiên cứu lịch sử.

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các loại hình di sản văn hoá đối với nghiên cứu lịch sử?

A. Là nguồn sử liệu duy nhất để tái hiện lại lịch sử.

B. Là nguồn sử liệu phi chính thống để tham khảo.

C. Là nguồn sử liệu thành văn có giá trị khoa học cao

D. Là nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu lịch sử.

Câu 7: Nội dung nào sau đây là biểu hiện về mối quan hệ giữa Sử học với di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

A. Sử học quyết định sự tồn tại của tất cả các di sản văn hóa

B. Di sản là nguồn sử liệu thành văn cho nghiên cứu lịch sử.

C. Nghiên cứu Sử học tạo cơ sở khoa học cho bảo tồn di sản.

D. Di sản quyết định trực tiếp sự tồn tại của khoa học lịch sử.

Câu 8: Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc

A. kiếm ké.

B. bảo tồn.

C. xây dựng.

D. làm mới.

Câu 9: Nội dung nào sao đây không phải là vai trò của Sử học đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?

A. Sử học nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của di sản.

B. Sử học giúp xác định đúng vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản.

C. Sử học cung cấp thông tin phục vụ việc bảo tồn, phát huy di sản.

D. Sử học trực tiếp quyết định chính sách bảo tồn, phát huy di sản.

Câu 10: Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là phải đảm bảo tính

A. kế thừa.

B. nguyên trạng.

C. tái tạo.

D. nhân tạo.

Câu 11: Phát huy giá trị di sản là

A. Giữ nguyên dạng giá trị của di sản như ban đầu.

B . Giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có.

C. Sử dụng hiệu quả giá trị của di sản trong đời sống.

D . Khắc phục tác động xấu từ bên ngoài lên di sản.

Câu 12. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản là kết quả nghiên cứu của

A . Sử học.

B. Địa lí.

C. Văn học.

D. Toán học.

Câu 13: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động

A. tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.

B. đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

C. đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.

D. hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội

Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?

A. Là cách duy nhất để quảng bá lịch sử, văn hóa của đất nước ra bên ngoài.

B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên đối với di sản.

C. Góp phần gìn giữ và lưu truyền di sản văn hoá phi vật thể cho thế hệ sau.

D. Giáo dục con người nhớ về cội nguồn và trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của công tác bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể?

A. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên đối với di sản.

B. Giúp giữ gìn và lưu truyền giá trị của di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C. Góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp, biến dạng và hư hỏng của di sản.

D. Tạo nhấn tố quyết định cho sự phát triển của kinh tế, xã hội của địa phương.

Đăng phản hồi