Câu 31: Phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu là các bước cơ bản của quá trìnhA. xử lý thông tin sử liệuC. sưu tầm, thu thập sử liệuB. tiến hành thí nghiệm lịch sử D. tìm hiểu các di chỉ khảo cổCâu 32. Nội dung

Câu 31: Phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu là các bước cơ bản của quá trình

A. xử lý thông tin sử liệu

C. sưu tầm, thu thập sử liệu

B. tiến hành thí nghiệm lịch sử

D. tìm hiểu các di chỉ khảo cổ

Câu 32. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quy trình thu thập và xử lí thông tin sử liệu trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử?

A. Xác định vấn đề => Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá.

B. Xác định vấn đề => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Sưu tầm sử liệu.

C. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Xác định vấn đề.

D. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định vấn đề => Xác định, đánh giá.

Câu 33. Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?

A. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.

B. Giúp con người làm chủ hoàn toàn cuộc sống tương lai.

C. Giúp con người tránh lặp lại sai làm trong quá khứ.

D. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.

Câu 34: Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, việc xác minh, đánh giá nguồn sử liệu là một khâu quan trọng nhâm mục đích nào sau đây?

A. Xác định danh sách các nguồn sử liệu cần thu thập

B. Xác định độ tin cậy và giá trị của các nguồn sử liệu

C. Ghi chép thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu

D . Chọn lọc và phân loại các nguồn sử liệu phù hợp

Câu 35: Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập, khám phá lịch sử?

A. Tham quan các bảo tàng

B. Xem các phim lịch sử

C. Khám phá các đại dương

D. Tham quan khu lưu niệm

Câu 36: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối liên hệ giữa kiến thức lịch sử với cuộc sống hiện tại?

A. Lịch sử giúp con người hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế

B. Kiến thức lịch sử giúp con người thay đổi được quá khứ để hướng tới tương lai

C. Kiến thức lịch sử là yếu tố quyết định thành công của con người trong công việc

D. Lịch sử là nhân tố quyết định sự phát triển khoa học kĩ thuật của một quốc gia

Câu 37. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của trí thức lịch sử đối với cuộc sống ?

A. Góp phần hình thành lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

B. Giúp con người tránh được những sai lầm trong quá khứ.

C. Giúp các dân tộc thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo.

D. Giúp phát huy những di sản quý báu trong cuộc sống hiện tại,

Câu 38: Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.

B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.

C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đối và phát triển không ngừng

D . giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại

Đăng phản hồi