Bạn thích thế nào hơn: một ngày mà bạn làm được cả tá việc nhưng mỗi việc chỉ hoàn thành một chút hay một ngày làm xong được một việc quan trọng? Phần lớn mọi người nói với chúng tôi rằng họ quan tâm đến chiều sâu hơn là độ

Bạn thích thế nào hơn: một ngày mà bạn làm được cả tá việc nhưng mỗi việc chỉ hoàn thành một chút hay một ngày làm xong được một việc quan trọng? Phần lớn mọi người nói với chúng tôi rằng họ quan tâm đến chiều sâu hơn là độ rộng và chất lượng thay vì số lượng. Nhưng hiếm khi chúng ta sống như vậy lắm. Bất cứ ai có con nhỏ đều biết rằng bọn trẻ hiếm khi tập trung vào làm một việc. Trong số những đứa trẻ từ 14 đến 21 tuổi, hơn một phần ba tung hứng qua lại từ 5 đến 8 phương tiện truyền thông khác nhau khi làm bài tập về nhà - nghe nhạc, lướt facebook, nhắn tin, xem Twitter và lượn lờ trong một đống website. Não bộ của chúng ta không thể tập trung vào hai thứ riêng biệt cùng một lúc. Để có thể chuyển từ việc này sang việc khác, chúng ta cần nói với bản thân rằng “Giờ tôi muốn làm việc này chứ không phải việc kia. Quy trình này gọi là “thay đổi mục tiêu” hoặc “thay đổi nhiệm vụ”. Nó tạo ra thứ gọi là “thời gian chuyển đổi”, tăng lượng thời gian cần thiết để chúng ta chuyển tài nguyên tập trung sang việc khác. Hậu quả cuối cùng của việc tung hứng nhiều việc không chỉ là sự hời hợt mà còn là sự quá tải. Khi sự khó tập trung trở nên trầm trọng và kéo dài dai dẳng, đôi khi nó sẽ được chẩn đoán là rối loạn tăng động giảm chú ý.           (Trích “Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc thông minh”- Tony Schwartz, Jean Gomes, Catherine McCarthy; dịch giả Thanh Bình) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của việc tung hứng nhiều việc là gì? Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ có trong câu: “Trong số những đứa trẻ từ 14 đến 21 tuổi, hơn một phần ba tung hứng qua lại từ 5 đến 8 phương tiện truyền thông khác nhau khi làm bài tập về nhà - nghe nhạc, lướt facebook, nhắn tin, xem Twitter và lượn lờ trong một đống website.”. Câu 4. Anh/chị có đồng ý với ý kiến “Não bộ của chúng ta không thể tập trung vào hai thứ riêng biệt cùng một lúc” không? Vì sao? Câu 5. Hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa với anh/chị. Lí giải
Đăng phản hồi