SHDC
1. Tích cực tham gia các tiết mục “Vui trung thu”
2. Tham gia chương trình “Tặng bạn quà Trung thu”
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên.
Lời giải chi tiết:
1. Tích cực tham gia các tiết mục “Vui trung thu”: diễn văn nghệ chào mừng, cuộc thi, trò chơi về trung thu, đóng vai nhân vật..
2. Tham gia chương trình “Tặng bạn quà Trung thu”: Chuẩn bị sẵn quà trung thu “đèn lồng bằng giấy” để tặng các cô và các bạn.
HĐ 1
1. Chia sẻ một số tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc
2. Trao đổi về cách mà các bạn đã điều chỉnh cảm xúc trong mỗi tình huống
3. Thảo luận một số cách điều chỉnh cảm xúc
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. Chia sẻ về tình huống mà bản thân đã điều chỉnh cảm xúc sau đó trao đổi với các bạn về cách điều chỉnh cảm xúc (hít thở, nhắm mát, im lặng …)
Lời giải chi tiết:
1. Một số tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc:
- Trong lúc viết bài, bạn Hải đã đuổi nhau với bạn khác trong lớp và vô tình huých vào tay em khiến quyển vở bị rách. Mặc dù có bực nhưng em đã giữ bình tình và nói chuyện với Hải. Hải cũng nhận ra việc làm không đúng và xin lỗi em.
- Vào bữa cơm ngày hôm qua, khi em gái muốn phụ giúp em bưng đồ ăn ra bàn nhưng do đi quá nhanh khiến em bị vấp dẫn đến đĩa bị rơi vỡ và thức ăn bị đổ ra sàn. Dù em gái chỉ vô tình nhưng em đã rất bực vì vừa mất công nấu nướng rồi sàn nhà còn bị bẩn. Sau đó, em gái đã xin lỗi em khiến em bình tĩnh, kiềm chế cơn giận hơn.
2. Trao đổi về cách mà các bạn đã điều chỉnh cảm xúc trong mỗi tình huống
- Hồi trước, Nam là người rất nóng tính, hay cáu gắt khi có chuyện gì không theo ý mình. Hiện tại, Nam đã kiềm chế, bình tĩnh, lắng nghe người khác hơn vì Nam nhận ra rằng mọi chuyện đều xảy ra ngẫu nhiên, theo hướng tự nhiên vốn có. Nếu cứ nổi nóng, cáu giận với người khác sẽ chỉ khiến mình trở nên ích kỉ, xấu tính.
- Huệ là bạn nữ rất xinh xắn và học tập rất chăm chỉ. Tuy nhiên, kết quả cuối kì thi lại không như bạn mong muốn. Bạn rất buồn và thất vọng. Tuy vậy, sau đó bạn vẫn không hề nản trí, luôn suy nghĩ tích cực động viên bản thân tiếp tục chăm chỉ. Ngoài ra, Huệ còn thường xuyên thay đổi các phương pháp học tập hiệu quả hơn. Và rồi vào kì thi Đại học bạn đã xuất sắc trở thành người đỗ khối A cao nhất tỉnh.
3. Thảo luận một số cách điều chỉnh cảm xúc
- Thả lỏng và hít thở sâu để giữ bình tĩnh
- Từ từ điều chỉnh hành động cơ thể, điều tiết cảm xúc nóng giận
- Giữ im lặng trong 10 giây và điều chỉnh từ ngữ phù hợp
- Thử thói quen viết nhật ký để cân bằng cảm xúc
- Đọc sách..
HĐ 2
1. Thảo luận phương án điều chỉnh cảm xúc
2. Đóng vai nhân vật trong các tình huống để điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp
3. Rút ra bài học cho bản thân từ phần thực hành điều chỉnh cảm xúc của các bạn.
Phương pháp giải: HS thảo luận và đóng vai các tình huống để lựa chọn phương án điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
1. Thảo luận phương án điều chỉnh cảm xúc
Tình huống 1: Việc em trai đổ hộp màu nước lên tranh của Hoa là sai, tuy nhiên Hoa không nên quát em như vậy. Hoa nên hít thở sâu, giữ bình tĩnh và giải thích cho em hiểu rằng hành động này là không đúng, lần sau em không được làm như vậy nữa.
Tình huống 2: Việc Khánh được chọn vào đội bóng đá giao lưu với trường bạn là điều rất đáng ăn mừng tuy nhiên trong hành cảnh này lại chưa phù hợp lắm. Khánh đang trong thư viện nên việc Khánh reo lên sẽ gây ảnh hưởng đến mọi người. Khánh và Hùng nên kiềm chế cảm xúc một chút và ăn mừng khi ra ngoài.
2. HS đóng vai tình huống, vào vai các nhân vật Hoa, em Hoa; Khánh, Hùng và đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp
3. Rút ra bài học: Trong bất kì trường hợp nào của cuộc sống, hãy tự mình điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp. Khi rèn luyện từng ngày giúp bạn trở nên vui vẻ, tích cực và nhìn mọi việc đều nhẹ nhàng hơn.
HĐKN
- Vận dụng những cách điều chỉnh cảm xúc vào các tình huống trong cuộc sống cảu em.
- Chuẩn bị trái cây, bánh kẹo… để bày mâm cỗ Trung thu.
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân những cách điều chỉnh cảm xúc vào các tình huống trong cuộc sống. Vận dụng, rèn luyện, linh hoạt trong các tình huống cho phù hợp. HS nêu những nguyên liệu chuẩn bị để bày mâm cỗ Trung thu (trái cây: dưa hấu, hồng, đu đủ, bưởi..; bánh kẹo: bánh trứng, bông lan, đậu xanh..)
Lời giải chi tiết:
1. Vận dụng những cách điều chỉnh cảm xúc vào các tình huống trong cuộc sống của em:
- Thả lỏng và hít thở sâu khi ai đó vô tình làm đổ nước lên áo, huých vào tay..
- Khi cãi nhau với bạn bè vì lí do nào đó, có thể im lặng 10 giây và điều chỉnh cơ thể, ngôn ngữ phù hợp
- Khi bị điểm thấp, suy nghĩ lạc quan, tích cực hơn…
2. Chuẩn bị trái cây, bánh kẹo… để bày mâm cỗ Trung thu.
Tùy từng gia đình sẽ có những mâm cỗ Trung thu khác nhau, nhưng thông thường sẽ có những nguyên liệu sau:
- Bánh trung thu (bánh nướng, bánh dẻo..)
- Lồng đèn
- Mâm ngũ quả: dưa hấu, hồng, đu đủ, bưởi..
- Bánh kẹo: bánh trứng, bông lan, đậu xanh..
SHL
1. Bày mâm cỗ Trung thu
2. Tham gia phá cỗ Trung thu
3. Chia sẻ niềm vui của em khi tham gia phá cỗ Trung thu
Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. HS tham gia bày cỗ, phá cỗ và chia sẻ niềm vui, cảm xúc bản thân.
Lời giải chi tiết:
1. HS tham gia bày mâm cỗ Trung thu với các nguyên liệu cơ bản:
- Bánh trung thu (bánh nướng, bánh dẻo..)
- Lồng đèn
- Mâm ngũ quả: dưa hấu, hồng, đu đủ, bưởi..
- Bánh kẹo: bánh trứng, bông lan, đậu xanh..
2. HS tham gia phá cỗ Trung thu với cô và các bạn trong lớp.
3. Chia sẻ niềm vui của em khi tham gia phá cỗ Trung thu: Lần đầu tiên em được tham gia bày biện, phá cỗ Trung thu với các bạn, em cảm thấy rất vui vẻ. Tuy nhiên,..
HĐKN
Chuẩn bị hoạt cảnh thể hiện cảm xúc và suy nghĩ tích cực về tham gia an toàn giao thông.
Phương pháp giải: HS tự suy nghĩ về một tình huống thể hiện cảm xúc và suy nghĩ tích cực về tham gia an toàn giao thông.
Lời giải chi tiết:
Vào dịp nghỉ hè, Huy được bố mẹ cho lên nhà bác ruột chơi ở Hà Nội. Do thấy thích thú, mới lạ với phố phường Hà Nội, Huy đã mượn xe đạp của bác để đi chơi. Khi đến đường Bà Triệu, do không biết là đường một chiều, Huy vẫn đi ngược và không may đã bị ngã do va chạm với xe máy. Sau đó, bác lái xe và Huy cũng đã nói chuyện, Huy nhận ra lỗi sau của mình. Rất may cả hai chỉ bị va quỵt, trường hợp đáng tiếc đã không xảy ra.
Tình huống trên rất nguy hiểm cho những người tham gia giao thông. Mỗi người cần biết đúng luật, tuân thủ chấp hành biển báo, quy định tham gia giao thông.