Tuần 20 trang 55, 56, 57 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo Bản 2

2024-09-14 04:20:42

SHDC

1. Tham gia buổi nói chuyện về an toàn cho trẻ em

2. Đặt những câu hỏi em còn băn khoăn về an toàn cho trẻ em

Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. 

Lời giải chi tiết:

1. HS tích cực tham gia buổi nói chuyện về an toàn (do nhà trường, tổ chức, chuyên gia..) để biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân

2. HS tự giơ tay, xung phong để đặt ra những câu hỏi băn khoăn, thắc mắc về an toàn cho trẻ em

“Khi bị xâm hại, chúng ta có thể nhờ đến sự trợ giúp của ai?”


HĐ 1

1. Nhận diện và nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh sau

 

2. Chia sẻ những hành vi xâm hại mà em biết

Phương pháp giải: HS dựa vào hình ảnh và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

1. Nhận diện và nêu tên hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh

Tranh 1: Người phụ nữ cầm roi đánh bé trai: hành vi bạo lực trẻ em

Tranh 2: Người đàn ông có hành vi sờ mông bé gái: hành vi sàm sỡ

Tranh 3: Đứa trẻ phải lau nhà dù rất đói và mệt: hành vi bóc lột sức lao động

Tranh 4: Người phụ nữ nói lớn tiếng với đứa trẻ (đứa trẻ nhớ lại những khoảng thời gian đầm ấm, vui vẻ): hành vi hành hạ tinh thần

2. Chia sẻ những hành vi xâm hại mà em biết

- Xâm hại thân thể, tinh thần: đánh đập, hành hạ tinh thần, miệt thị; bỏ đói, làm việc quá sức

- Xâm hại tình dục: sàm sỡ, cưỡng ép, chạm vào vùng riêng tư,..


HĐ 2

1. Nhận diện hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh sau

 

2. Chia sẻ hiểu biết của em về sự phân biệt giữa hành vi quan tâm và hành vi xâm hại

Phương pháp giải: HS dựa vào các bức tranh nhận diện về các hành vi quan tâm và xâm hại, từ đó chia sẻ hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

1. Nhận diện hành vi quan tâm và hành vi xâm hại thông qua quan sát các tranh

Tranh 1,2,3: hành vi quan tâm

Tranh 4: hành vi xâm hại

2. Chia sẻ hiểu biết của em về sự phân biệt giữa hành vi quan tâm và hành vi xâm hại

- Hành vi quan tâm: là những hành vi mà thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc người khác, sự việc nào đó bằng tình cảm của chính bản thân mình.

- Hành vi xâm hại: là những hành vi gây tổn thương về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm,.. dưới hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục,…


HĐ 3

1. Chia sẻ những hậu quả của xâm hại mà em biết

2. Chỉ ra những biểu hiện có thể là hậu quả của các loại xâm hại

Phương pháp giải: HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập

- Xâm hại thân thể: có thể có nhiều vết bầm tím,..

- Xâm hại tinh thần: nét mặt ủ rũ, buồn bã,..

- Xâm hại tình dục: ngại tiếp xúc với người khác..

Lời giải chi tiết:

1. Chia sẻ những hậu quả của xâm hại mà em biết

- Gây tổn thương đến thể chất (những tổn thương, vết thương bầm tím trên cơ thể)

- Gây tổn thương về tinh thần (tự ti, mặc cảm, buồn bã,..)

- Gây tổn thương về tâm lý (hoảng loạn, không tin tưởng người khác, ngại giao tiếp, xa lánh,..)

2. Chỉ ra những biểu hiện có thể là hậu quả của các loại xâm hại

- Xâm hại thân thể: có thể có nhiều vết bầm tím, vết sẹo, di chứng trên cơ thể, chậm phát triển,..

- Xâm hại tinh thần: nét mặt ủ rũ, buồn bã, tinh thần hoảng loạn, thậm chí trầm cảm, tự tử, tự làm bản thân bị thương,…

- Xâm hại tình dục: ngại tiếp xúc với người khác giới, tự ti, xa lánh xã hội,..


HĐKN

Chia sẻ với người thân về các loại xâm hại

Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên

Lời giải chi tiết: Chia sẻ với người thân về các loại xâm hại

- Xâm hại thể xác: đánh dập, bạo hành, hành hạ, ngược đãi,..

- Xâm hại tâm lý/tình cảm/tinh thần: bạo lực ngôn ngữ, tinh thần,..

- Xâm hại tình dục: dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào hành vi hiếp dâm, giao cấu, sàm sỡ, đụng chạm bộ phận nhạy cảm, riêng tư,..


SHL

1. Thảo luận về cách xử lý nếu em là nhân vật trong các tình huống sau

 

2. Đóng vai xử lí tình huống trên

Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để cùng thảo luận, đặt mình vào tình huống và đóng vai để xử lý các tình huống trên

Lời giải chi tiết:

1. Thảo luận về cách xử lý nếu em là nhân vật trong các tình huống sau

Tình huống 1: Mai đi mua thuốc cho mẹ nhưng lại bị một người đàn ông dụ dỗ. Nếu em là Mai trong tình huống này, em sẽ từ chối người đàn ông và tự tìm hiệu thuốc khác.

Tình huống 2: Nếu em là Long, em sẽ cảm ơn ý tốt của người đàn ông nhưng từ chối không nhận món quà đó.

2. HS tự chọn nhân vật và đóng vai xử lí tình huống trên.


HĐKN

Chuẩn bị hoạt cảnh “Phòng tránh bị xâm hại thân thể”

Phương pháp giải: HS thảo luận và xây dựng hoạt cảnh tình huống liên quan đến việc phòng tránh bị xâm hại thân thể

Lời giải chi tiết:

Hoạt cảnh: Hôm nay, trong lúc nấu cơm, mẹ có nhờ Lan đi mua lọ nước mắm ngay đầu ngõ. Vì gần nhà nên Lan đi bộ cho tiện. Lúc trở về, Lan bị một đối tượng thanh niên đi xe máy dụ dỗ: “Em đi đâu? Nhà gần không anh trở về cho”. Mặc dù đã từ chối, nhưng thanh niên vẫn đi theo một đoạn và tiếp tục trêu chọc. Lúc này, Lan đã lớn tiếng hét lên: “Nếu anh còn đi theo em, em sẽ hét lên cho mọi người biết”. Sau đó, Lan đã chạy nhanh vô siêu thị để nhờ giúp đỡ. Đến lúc này, thanh niên mới chịu rời đi.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"