Toán lớp 5 Bài 75. Em làm được những gì? - SGK chân trời sáng tạo

2024-09-14 04:30:59

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 46 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Bạn Hội làm một cái hộp bằng bìa dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 3 dm. Bạn xếp các hình lập phương vào đầy hộp. Hỏi:

a) Nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 dm3 thì xếp được bao nhiêu hình?

b) Nếu  thể tích mỗi hình lập phương là 1 cm3 thì xếp được bao nhiêu hình?

(Biết bề dày của bìa không đáng kể.)

Phương pháp giải:

Thể tích của hình hộp chữ nhật = chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích của cái hộp là:

5 x 4 x 3 = 60 (dm3)

Vậy nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 dm3 thì xếp được 60 hình

b) Đổi 60 dm3 = 60 000 cm3

Vậy nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 cm3 thì xếp được 60 000 hình


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 46 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Câu nào đúng, câu nào sai?

Một hình hộp chữ nhật có các mặt đối diện cùng màu và ba kích thước cùng đơn vị đo.

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

b) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng 2 lần tổng diện tích ba mặt màu đỏ, xanh và vàng.

c) Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng diện tích mặt màu đỏ nhân với chiều dài.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a) Sai (Vì Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao)

b) Đúng

c) Đúng


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 46 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Chọn ý trả lời đúng.

Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước đã cho như hình bên.

a) Diện tích xunh quạnh của hộp là:

A. 375 cm2

B. 750 cm

C. 750 cm2

D. 750 cm3

b) Diện tích toàn phần của hình hộp là:

A. 2 150 cm2

B. 2 800 cm2

C. 3 550 cm2

D. 7 000 cm2

c) Thể tích của hộp là:

A. 7 000 dm3

B. 700 dm3

C. 70 dm3

D. 7 dm3

Phương pháp giải:

Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Diện tích xung quanh của hộp là:

(35 + 40) x 2  x 5 = 750 (cm2)

Chọn C

b) Diện tích toàn phần của hình hộp là:

750 + (35 x 40) x 2 =  3 550 (cm2)

Chọn C

c) Thể tích của hộp là:

35 x 40 x 5 = 7 000 (cm3 ) = 7 dm3

Chọn D


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 47 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Bể kính thứ nhất có dạng hình lập phương cạnh 4 dm và chứa đầy nước. Bể kính thứ hai có dạng hình hộp chữ nhật và đang không có nước. Đổ hết nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì vừa đây. Biết bể thứ hai có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm. Tính chiều cao của bể thứ hai. (Biết bề dày kính không đáng kể.)

Phương pháp giải:

Bước 1: Thể tích bể thứ nhất = cạnh x cạnh x cạnh

Bước 2: Chiều cao của bể thứ hai = thể tích : chiều dài : chiều rộng

Lời giải chi tiết:

Thể tích bể kính thứ nhất là:

4 x 4 x 4 = 64 (dm3)

Vì đổ hết nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì vừa đầy, nên thể tích bể thứ nhất bằng thể tích bể thứ hai.

Chiều cao của bể thứ hai là:

64 : 5 : 4 = 3,2 (dm)

Đáp số: 3,2 dm


Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 47 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Một cái bể có dạng hình lập phương cạnh 1,5 m.

a) Người ta sơn xung quanh cái bể bằng sơn màu xanh và màu đỏ. Biết diện tích sơn màu đỏ bằng 50% diện tích sơn màu xanh. Hỏi diện tích sơn màu đỏ là bao nhiêu mét vuông?

b) Nếu 80% thể tích của bể đang chứa nước thì trong bể có bao nhiêu lít nước? (Biết bề dày thành bể không đáng kể.)

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Diện tích xung quanh của hình lập phương = diện tích một mặt của hình lập phương x 4

Bước 2: Tính diện tích sơn màu đỏ

b) Bước 1: Tính thể tích của hình lập phương

Bước 2: Tính số lít nước có trong bể

Lời giải chi tiết:

a) Diện tích xung quanh của cái bể có dạng hình lập phương là:

1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)

Vì diện tích sơn màu đỏ bằng 50% diện tích sơn màu xanh, nên:

Diện tích sơn màu đỏ là:

9 x 50% = 4,5 (m2)

b) Thể tích của hình lập phương là:

1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)

Nếu 80% thể tích của bể đang chứa nước thì thể tích nước là:

3,375 x 80% = 2,7 (m3)

Đổi 2,7 m3 = 2 700 lít

Đáp số: a) 4,5 m3

b) 2 700 lít nước


Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 47 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Người ta đóng gói các hộp kẹo theo từng lốc, mỗi lốc có 4 hộp. Cứ 8 lốc xếp được một thùng. Mỗi hộp kẹo có thể tích là 0,5 dm³. Hỏi thùng kẹo có thể tích là bao nhiêu mét khối? (Biết thể tích các khe và bề dày vỏ thùng không đáng kể.)

Phương pháp giải:

Bước 1: Số hộp ở mỗi thùng = số lốc ở một thùng x số hộp ở mỗi lốc

Bước 2: Thể tích của thùng kẹo = thể tích của mỗi hộp x số hộp ở mỗi thùng

Bước 3: đổi dm3 sang m3

Lời giải chi tiết:

Một thùng có số hộp là:

8 x 4 = 32 (hộp)

Thể tích của thùng kẹo là:

0,5 x 32 = 16 (dm3) = 0,016 m3

Đáp số: 0,016 m3


Đất nước em

Trả lời câu hỏi Đất nước em trang 47 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Bảng số liệu dưới đây cho biết thể tích hồ chứa nước của một số nhà máy thủy điện ở nước ta.

Hãy nêu tên các nhà máy thủy điện theo thứ tự thể tích hồ chứa nước từ lớn đến bé.

Phương pháp giải:

Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ta có: 9 450 > 9 260 > 2 765 > 1 360

Vậy tên các nhà máy thủy điện theo thứ tự thể tích hồ chứa nước từ lớn đến bé là: Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La, Thủy điện Trị An, Thủy điện Thác Mơ.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"