Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 98 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
a) Thay .?. bằng từ thích hợp.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính .?. độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Muốn tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, ta tính .?. độ dài các cạnh của mỗi hình.
b) Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác dưới đây.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a)
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- Muốn tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác, ta tính tổng độ dài các cạnh của mỗi hình.
b) Độ dài đường gấp khúc MRQS là:
1,5 + 1,7 + 1,7 + 2,6 = 7,5 (cm)
Chu vi hình tam giác là:
2,2 + 2,8 + 3 = 5 (dm)
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 98 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Chọn cách tính chu vi, diện tích phù hợp với hình (các kích thước cùng một đơn vị).
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về chu vi, diện tích của các hình và chọn cách tính chu vi, diện tích phù hợp với hình đó.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 99 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
a) Hai đơn vị đo diện tích liền kề (km2, ha hoặc m2, dm2, cm2, mm2), đơn vị lớn hơn gấp .?. lần đơn vị bé hơn.
b) 5 km2 200 ha = .?. ha
3 ha 1000 m2 = .?. m2
1 km2 700 m2 = .?. m2
4 m25 dm2 = .?. dm2
26 dm2 98 cm2 = .?. dm2
30 cm2 4 mm2 = .?. cm2
Phương pháp giải:
Áp dụng cách đổi:
1 km2 = 100 ha
1 ha = 10 000 m2
1 km2 = 1 000 000 m2
1 dm2 = $\frac{1}{{100}}$ m2
1 cm2 = $\frac{1}{{100}}$dm2
1 mm2 = $\frac{1}{{100}}$ cm2
Lời giải chi tiết:
a) Hai đơn vị đo diện tích liền kề (km2, ha hoặc m2, dm2, cm2, mm2), đơn vị lớn hơn gấp 100 lần đơn vị bé hơn.
b) 5 km2 200 ha = 520 ha
3 ha 1000 m2 = 31 000 m2
1 km2 700 m2 = 1 000 700 m2
4 m25 dm2 = 4,05 dm2
26 dm2 98 cm2 = 26,98 dm2
30 cm2 4 mm2 = 30,04 cm2
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 99 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Sắp xếp các số đo sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
$\frac{1}{2}$ km2; 45 ha; 700 000 m2; 9 000 m2
Phương pháp giải:
Đổi về cùng một đơn vị đo rồi so sánh, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
Lời giải chi tiết:
Ta có: $\frac{1}{2}$ km2 = 500 000 m2
45 ha = 450 000 m2
- Sắp xếp các số đo theo thứ tự từ lớn đến bé là:
700 000 m2 ; $\frac{1}{2}$ km2 ; 45 ha; 9 000 m2
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 99 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Câu nào đúng, câu nào sai?
Các hình dưới đây được vẽ trên lưới ô vuông cạnh dài 1 cm.
a) Diện tích hình chữ nhật gấp đôi diện tích hình vuông.
b) Chu vi hình chữ nhật gấp đôi chu vi hình vuông.
c) Diện tích tam giác BCD bằng một nửa diện tích hình thang ABCD.
d) Hình tròn tâm O có:
- Chu vi là 12,56 cm;
- Diện tích là: 12,56 cm2
Phương pháp giải:
Tính diện tích, chu vi các hình rồi nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Diện tích hình vuông là: 3 x 3 = 9 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật là: 6 x 3 = 18 (cm2)
Chu hình hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là: (6 + 3) x 2 = 18 (cm)
a) Đúng
b) Sai
c) Diện tích tam giác BCD là: (8 x 3) : 2 = 12 (cm2)
Diện tích hình thang ABCD là: $\frac{{(8 + 2) \times 3}}{2}$ = 15 (cm2)
Vậy câu c Sai
d) Chu vi hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (cm2)
Diện tích hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (cm2)
Vậy câu d Đúng
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 99 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Vẽ một hình vuông và một hình chữ nhật trên giấy kẻ ô vuông theo yêu cầu dưới đây.
a) Hai hình có diện tích bằng nhau nhưng chu vi khác nhau.
b) Hai hình có chu vi bằng nhau nhưng diện tích khác nhau.
Phương pháp giải:
Học sinh tự thực hiện
Lời giải chi tiết:
a) Hai hình có diện tích bằng nhau nhưng chu vi khác nhau.
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài bằng 8 cm, chiều rộng bằng 2 cm
Chu vi hình chữ nhật là: (8 + 2) × 2 = 20 cm
Diện tích hình chữ nhật là: 8 × 2 = 16 cm2
- Vẽ hình vuông có cạnh bằng 4 cm
Chu vi hình vuông là: 4 × 4 = 16 cm
Diện tích hình vuông là: 4 × 4 = 16 cm2
b) Hai hình có chu vi bằng nhau nhưng diện tích khác nhau.
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài bằng 4 cm, chiều rộng bằng 2 cm
Chu vi hình chữ nhật là: (4 + 2) × 2 = 12 cm
Diện tích hình chữ nhật là: 4 × 2 = 8 cm2
- Vẽ hình vuông có cạnh bằng 4 cm
Chu vi hình vuông là: 3 × 4 = 12 cm
Diện tích hình vuông là: 3 × 3 = 9 cm2
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 100 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Thay .?. bằng số hoặc từ thích hợp
Chú ý: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần viết tắt là Sxq và Stp
a) Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là .?., .?. và .?.
Hình lập phương có ba kích thước bằng nhau, bằng độ dài .?.
b) Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta có thể lấy .?. mặt đáy nhân với .?. (cùng một đơn vị đo).
c) Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với .?.
d) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy .?. nhân với ... rồi nhân với .?. (cùng một đơn vị đo).
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương và điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ chấm.
Lời giải chi tiết:
a) Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao
Hình lập phương có ba kích thước bằng nhau, bằng độ dài các cạnh.
b) Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, ta có thể lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
c) Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương, ta lấy diện tích một mặt nhân với 6
d) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 100 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
a) Hai đơn vị đo thể tích liền kề (m³, dm³, cm³), đơn vị lớn hơn gấp .?. lần đơn vị bé hơn.
b) 7 m³ = .?. dm³ = .?. cm³
0,5 m³ = .?. dm³
15 000 000 cm³ = .?. dm³ = .?. m³
68 cm³ = .?. dm³
Phương pháp giải:
Áp dụng cách đổi:
1 m3 = 1 000 dm3 = 1 000 000 cm3
1 cm3 = $\frac{1}{{1000}}$ dm3
Lời giải chi tiết:
a) Hai đơn vị đo thể tích liền kề (m³, dm³, cm³), đơn vị lớn hơn gấp 1 000 lần đơn vị bé hơn.
b) 7 m³ = 7 000 dm³ = 7 000 000 cm³
0,5 m³ = 500 dm³
15 000 000 cm³ = 15 000 dm³ = 15 m³
68 cm³ = $\frac{{68}}{{1000}}$ dm³
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 101 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số đo?
a) Diện tích xung quanh của hình A là .?.
b) Diện tích toàn phần của hình A và hình B lần lượt là .?. và .?.
c) Thể tích của hình A và hình B lần lượt là .?. và .?.
Phương pháp giải:
*Hình hộp chữ nhật:
Diện tích xung quanh = (a + b) × 2 × c
Diện tích toàn phần = Sxq + Sđáy × 2
Thể tích = a × b × c
* Hình lập phương
Diện tích xung quanh = a × a × 4
Diện tích toàn phần = a × a × 6
Thể tích = a × a × a
Lời giải chi tiết:
a) Diện tích xung quanh của hình A là (11 + 3) × 2 × 1 = 28 (cm2)
b) Diện tích toàn phần của hình A là:
28 + (11 × 3 × 2) = 94 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình B là:
3 × 3 × 6 = 54 (cm2)
Vậy diện tích toàn phần của hình A và hình B lần lượt là 94 cm2 và 54 cm2
c) Thể tích của hình A là:
11 × 3 × 1 = 33 (cm3)
Thể tích của hình B là:
3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
Vậy thể tích của hình A và hình B lần lượt là 33 cm3 và 27 cm3
Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 101 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Trong dãy hình sau, hình 10 có thể tích là bao nhiêu mét khối?
Phương pháp giải:
Thể tích của hình lập phương = a × a × a
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình ta thấy, cạnh của hình 1 bằng 1 cm; cạnh hình 2 bằng 2 cm; cạnh hình 3 bằng 3 cm; cạnh hình 4 bằng 4 cm.
Vậy cạnh hình 10 bằng 10 cm, nên:
Thể tích của hình 10 là:
10 × 10 × 10 = 1 000 (cm3)
Đáp số: 1 000 cm3
Thử thách
Trả lời câu hỏi Thử thách trang 101 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Quan sát hình bên.
Hình tạo bởi các hình lập phương màu hồng có thể tích là .?. m3
Phương pháp giải:
Thể tích của hình lập phương = a × a × a
Lời giải chi tiết:
Cạnh của hình lập phương lớn là 1 m, vậy cạnh của hình lập phương màu hồng là: 1 : 3 = $\frac{1}{3}$m
Thể tích của 1 hình lập phương màu hồng là:
$\frac{1}{3}$ × $\frac{1}{3}$ × $\frac{1}{3}$ = $\frac{1}{{27}}$ (m3)
Thể tích của hình tạo bởi các hình lập phương màu hồng là:
$\frac{1}{{27}}$ × 9 = 3 (m3)
Hình tạo bởi các hình lập phương màu hồng có thể tích là 3 m3