Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 92 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Nêu tên mỗi hình sau và đặc điểm của hình đó:
b) Chỉ ra tam giác đều trong các hình tam giác có ở câu a, dùng thước để kiểm tra đáp án.
Phương pháp giải:
Quan sát, dựa vào đặc điểm các hình và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) – Hình A là hình bình hành.
+ Đặc điểm: có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Hình B là hình thang vuông.
+ Đặc điểm: Là hình thang có 2 góc vuông.
- Hình C là hình thoi.
+ Đặc điểm: có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
- Hình D là hình thang.
+ Đặc điểm: có một cặp cạnh đối diện song song.
- Hình E là tam giác nhọn.
+ Đặc điểm: có 3 góc nhọn
- Hình G là tam giác vuông.
+ Đặc điểm: có 1 góc vuông.
- Hình H là tam giác đều.
+ Đặc điểm: có 3 cạnh bằng nhau, 3 góc bằng nhau.
- Hình K là tam giác tù.
+ Đặc điểm: có 1 góc tù.
b) Hình H là tam giác đều. Dùng thước kiểm tra ta thấy các cạnh của hình H có độ dài bằng nhau.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 92 SGK Toán 5 Cánh diều
a) Tính đường kính, bán kính của mỗi hình tròn sau:
b) Vẽ đường tròn tâm A, bán kính AB = 5 cm.
c) Vẽ đường tròn tâm M, bán kính MN = 4,5 cm.
Phương pháp giải:
Trong hình tròn: $d = r \times 2$hay $r = d:2$
Lời giải chi tiết:
a) Đường kính hình tròn tâm O là:
$3 \times 2 = 6$ (cm)
Bán kính hình tròn tâm P là:
8 : 2 = 4 (cm)
Đường kính hình tròn tâm Q bằng cạnh hình vuông bằng 10 cm.
Bán kính hình tròn tâm Q là:
10 : 2 = 5 (cm)
b) Vẽ đường tròn tâm A, bán kính AB = 5 cm.
Vẽ điểm A.
Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.
Đo bán kính sao cho khoảng cách giữa 2 đầu compa là độ dài bán kính AB (5 cm)
Đặt đầu nhọn của compa vào tâm đường tròn (điểm A). Đầu chì compa vạch trên tờ giấy tạo thành đường tròn.
c) Vẽ đường tròn tâm M, bán kính MN = 4,5 cm
Vẽ điểm M.
Vẽ đoạn thẳng MN = 4,5 cm.
Đo bán kính sao cho khoảng cách giữa 2 đầu compa là độ dài bán kính MN (4,5 cm)
Đặt đầu nhọn của compa vào tâm đường tròn (điểm M). Đầu chì compa vạch trên tờ giấy tạo thành đường tròn.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 92 SGK Toán 5 Cánh diều
Những mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp thành hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương?
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Lời giải chi tiết:
- Những mảnh bìa B, D, E có thể gấp thành hình hộp chữ nhật.
- Những mảnh bìa A có thể gấp thành hình lập phương
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 93 SGK Toán 5 Cánh diều
Lắp ghép hai khối thích hợp để có 4 khối hộp chữ nhật:
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của khối hộp chữ nhật.
Lời giải chi tiết:
- Khối 1 ghép với khối C.
- Khối 2 ghép với khối D.
- Khối 3 ghép với khối A.
- Khối 4 ghép với khối B.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 93 SGK Toán 5 Cánh diều
Chọn các mảnh giấy dán kín các mặt của hình hộp chữ nhật sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của hình hộp chữ nhật.
Lời giải chi tiết:
Các mảnh giấy dán kín các mặt của hình hộp chữ nhật là: mảnh 1; 4; 5; 6; 7; 8.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 93 SGK Toán 5 Cánh diều
Huyền nghĩ rằng mảnh bìa hình tam giác ABC như hình bên có hai cạnh bằng nhau. Không dùng thước hãy nghĩ cách kiểm tra xem nhận xét của Huyền có đúng không.
Phương pháp giải:
Vẽ một hình tròn tâm A bán kính AB.
Nếu hình tròn đi qua C thì chứng tỏ AB = AC (vì bán kính hình tròn bằng nhau).
Lời giải chi tiết:
Ta sử dụng tính chất của hình tròn là có bán kính bằng nhau.
Vẽ một hình tròn tâm A bán kính AB.
Nếu hình tròn đi qua điểm C thì chứng tỏ rằng AB = AC nên Huyền đúng.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 93 SGK Toán 5 Cánh diều
Tuấn Anh đang nghĩ đến một hình có một cặp cạnh song song, có các góc với số đo là 90°, 120°, 90°, 60°. Theo em, Tuấn Anh đang nghĩ đến hình nào trong các hình dưới đây?
Phương pháp giải:
Quan sát và dựa vào đề bài.
Lời giải chi tiết:
Theo em, Tuấn Anh đang nghĩ đến hình D là hình thang vuông, vì hình thang vuông góc 2 góc vuông bằng 90° và có một cặp cạnh song song