Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 80 SGK Toán 5 Bình minh
Đặt tính rồi tính:
a) 54,27 + 6,328
b) 907,51 + 8,6
c) 23,46 – 2,547
Phương pháp giải:
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Muốn cộng hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 80 SGK Toán 5 Bình minh
Đặt tính rồi tính:
a) 3,07 × 0,5
b) 4,38 × 0,26
c) 13,94 : 0,4
Phương pháp giải:
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia số tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 80 SGK Toán 5 Bình minh
Tính nhẩm:
a) 21,6 × 1000
143 × 0,1
82,6 × 0,001
4,8 × 100
b) 18,2 : 10
304 : 1000
9,3 : 0,01
62,1 : 0,001
Phương pháp giải:
- Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc dời dấu phẩy của số đó tương ứng sang bên trái 1, 2, 3, ... chữ số.
- Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001; ... ta chỉ việc dời dấu phẩy của số đó tương ứng sang bên phải 1, 2, 3, ... chữ số.
- Muốn nhân một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc dời dấu phẩy của số đó tương ứng sang bên phải 1, 2, 3, ... chữ số.
- Muốn nhân một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001; ... ta chỉ việc dời dấu phẩy của số đó tương ứng sang bên trái 1, 2, 3, ... chữ số.
Lời giải chi tiết:
a) 21,6 × 1000 = 21 600
143 × 0,1 = 14,3
82,6 × 0,001 = 0,0826
4,8 × 100 = 480
b) 18,2 : 10 = 1,82
304 : 1000 = 0,304
9,3 : 0,01 = 930
62,1 : 0,001 = 62 100
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 80 SGK Toán 5 Bình minh
Một khu đất hình chữ nhật có chu vi bằng 42 m. Chiều dài hơn chiều rộng 6 m. Tính diện tích khu đất đó.
Phương pháp giải:
- Tìm nửa chu vi = chu vi : 2
- Tìm chiều dài và chiều rộng dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Tìm chiều dài = (tổng + hiệu) : 2
- Tìm chiều rộng = chiều dài – 6 m
- Tìm diện tích khu đất = chiều dài × chiều rộng
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Nửa chu vi khu đất đó là:
42 : 2 = 21 (m)
Ta có sơ đồ:
Chiều dài khu đất đó là:
(21 + 6) : 2 = 13,5 (m)
Chiều rộng khu đất đó là:
13,5 – 6 = 7,5 (m)
Diện tích khu đất đó là:
13,5 × 7,5 = 101,25 (m2)
Đáp số: 101,25 m2
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 80 SGK Toán 5 Bình minh
Chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam có cách tính như sau:
Chiều cao trung bình của trẻ bằng:
0,75 m + 0,05 m × (số tuổi theo năm dương lịch của trẻ – 1)
a) Tính chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam 10 tuổi.
b) So sánh chiều cao của em với chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam 10 tuổi
Phương pháp giải:
a) Áp dụng công thức tính chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam 10 tuổi.
b) Nêu chiều cao của em và so sánh.
Lời giải chi tiết:
a) Chiều cao trung bình của trẻ em Việt Nam 10 tuổi là:
0,75 m + 0,05 m × (10 – 1) = 1,2 (m)
b) Học sinh so sánh chiều cao của mình với 1,2 m rồi kết luận.