Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 78 SGK Toán 5 Bình Minh
<, >, =?
a) ${\frac{7}{8}^{}}{(?)^{}}\frac{3}{4}$
b) ${\frac{8}{{12}}^{}}{(?)^{}}\frac{2}{3}$
c) 4 (?) $\frac{{21}}{5}$
Phương pháp giải:
Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử sổ của chúng.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{3}{4} = \frac{{3 \times 2}}{{4 \times 2}} = \frac{6}{8}$
Mà $\frac{7}{8} > \frac{6}{8}$
Vậy $\frac{7}{8} > \frac{3}{4}$
b) $\frac{8}{{12}} = \frac{{8:4}}{{12:4}} = \frac{2}{3}$
Vậy $\frac{8}{{12}} = \frac{2}{3}$
c) $4 = \frac{{20}}{5}$
Mà $\frac{{20}}{5} < \frac{{21}}{5}$
Vậy 4 < $\frac{{21}}{5}$
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 78 SGK Toán 5 Bình Minh
Nêu số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau: $\frac{5}{6};\frac{2}{3};\frac{{19}}{6};3$
Phương pháp giải:
Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các phân số sau khi quy đồng
Lời giải chi tiết:
Quy đồng mẫu số: MSC = 6
$\frac{2}{3} = \frac{4}{6}$; $3 = \frac{{18}}{6}$
Ta có: $\frac{4}{6} < \frac{5}{6} < \frac{{18}}{6} < \frac{{19}}{6}$ hay $\frac{2}{3} < \frac{5}{6} < 3 < \frac{{19}}{6}$
Vậy phân số $\frac{{19}}{6}$ lớn nhất; phân số $\frac{2}{3}$ bé nhất.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 78 SGK Toán 5 Bình Minh
a) Viết các phân số $\frac{{11}}{{12}};\frac{5}{6};\frac{{17}}{{24}}$ theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Viết các số $2;\frac{7}{{10}};\frac{4}{5};\frac{{23}}{{10}}$ theo thứ tự từ lớn đến bé.
Phương pháp giải:
Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các phân số sau khi quy đồng
Lời giải chi tiết:
a) Quy đồng mẫu số: MSC = 24
$\frac{{11}}{{12}} = \frac{{22}}{{24}}$; $\frac{5}{6} = \frac{{20}}{{24}}$; giữ nguyên $\frac{{17}}{{24}}$
Ta có: $\frac{{17}}{{24}} < \frac{{20}}{{24}} < \frac{{22}}{{24}}$ hay $\frac{{17}}{{24}} < \frac{5}{6} < \frac{{11}}{{12}}$
Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: $\frac{{17}}{{24}};\frac{5}{6};\frac{{11}}{{12}}$.
b) Quy đồng mẫu số: MSC = 10
$2 = \frac{{20}}{{10}}$; $\frac{4}{5} = \frac{8}{{10}}$; giữ nguyên $\frac{7}{{10}};\frac{{23}}{{10}}$
Ta có: $\frac{{23}}{{10}} > \frac{{20}}{{10}} > \frac{8}{{10}} > \frac{7}{{10}}$ hay $\frac{{23}}{{10}} > 2 > \frac{4}{5} > \frac{7}{{10}}$
Vậy sắp xếp các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé là: $\frac{{23}}{{10}};2;\frac{4}{5};\frac{7}{{10}}$.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 78 SGK Toán 5 Bình Minh
Hãy viết ba phân số bằng:
a) $\frac{1}{3}$
b) $\frac{1}{2}$
Phương pháp giải:
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được phân số bằng phân số đã cho.
Lời giải chi tiết:
a) Ba phân số bằng $\frac{1}{3}$là: $\frac{2}{6};\frac{3}{9};\frac{4}{{12}}$.
b) Ba phân số bằng $\frac{1}{2}$là: $\frac{2}{4};\frac{3}{6};\frac{4}{8}$.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 78 SGK Toán 5 Bình Minh
Bác Năm trồng ba loại rau trên thửa đất, trong đó $\frac{1}{3}$ diện tích thửa đất trồng bắp cải; $\frac{2}{5}$ diện tích thửa đất trồng cà chua, $\frac{4}{{15}}$ diện tích thửa đất trồng súp lơ. Nêu tên các loại rau theo thứ tự có diện tích trồng tăng dần.
Phương pháp giải:
Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh các phân số sau khi quy đồng
Lời giải chi tiết:
Quy đồng mẫu số: MSC = 15
$\frac{1}{3} = \frac{5}{{15}}$; $\frac{2}{5} = \frac{6}{{15}}$
Ta có: $\frac{4}{{15}} < \frac{5}{{15}} < \frac{6}{{15}}$ hay $\frac{4}{{15}} < \frac{1}{3} < \frac{2}{5}$
Vậy tên các loại rau theo thứ tự có diện tích trồng tăng dần là: súp lơ; bắp cải; cà chua.