B. Hoạt động thực hành - Bài 3 : Phân số thập phân

2024-09-14 04:42:50

Câu 1

a) Đọc mỗi phân số thập phân sau: 

b) Viết mỗi phân số thập phân sau:

Năm phần mười; bảy mươi hai phần một trăm; ba trăm phần nghìn; chín phần một triệu.

Phương pháp giải:

a) Cách đọc phân số phân số : đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

b) Cách viết phân số : Viết tử số trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

Lời giải chi tiết:

a)

b) Bảy mươi hai phần một trăm : \(\dfrac{{72}}{{100}}\);

    Năm phần mười : \(\dfrac{5}{{10}}\);

    Ba trăm phần nghìn : \(\dfrac{{300}}{{1000}}\);

    Chín phần một triệu : \(\dfrac{9}{{1000000}}\).


Câu 2

Phân số nào dưới đây là phân số thập phân: 

\(\dfrac{{10}}{3};\,\dfrac{{17}}{{10}};\,\dfrac{{100}}{{52}};\,\dfrac{{439}}{{1000}};\,\dfrac{4}{{3000}}.\)

Phương pháp giải:

Phân số thập phân là phân số có mẫu số là \(10;{\rm{ }}100;{\rm{ }}1000;{\rm{ }}10{\rm{ }}000\).

Lời giải chi tiết:

Trong các phân số đã cho, các phân số thập phân là : \(\dfrac{{17}}{{10}}\,\,;\,\,\,\,\dfrac{{439}}{{1000}}.\)


Câu 3

Viết các phân số dưới đây thành phân số thập phân (theo mẫu):

Mẫu :

\(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 25}}{{4 \times 25}} = \dfrac{{75}}{{100}}\);                    \(\dfrac{{42}}{{60}} = \dfrac{{42:6}}{{60:6}} = \dfrac{7}{{10}}.\)

Phương pháp giải:

Nhân (hoặc chia) cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) để được phân số có mẫu số là \(10\,; \,\,100;\) \( ,1000;  \,\,...\) .

Lời giải chi tiết:


Câu 4

Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân: 

a) \(\dfrac{2}{5};\,\dfrac{7}{4};\,\dfrac{{18}}{{25}}\)

b) \(\dfrac{{32}}{{80}};\,\dfrac{{72}}{{400}};\,\dfrac{{425}}{{5000}}.\)

Phương pháp giải:

Nhân (hoặc chia) cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) để được phân số có mẫu số là \(10\,;\,\,100;,\,1000; \,\,...\) .

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{{2 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{4}{{10}}\,\,;\)                   \(\dfrac{7}{4} = \dfrac{{7 \times 25}}{{4 \times 25}} = \dfrac{{175}}{{100}}\,\,;\)                        \(\dfrac{{18}}{{25}} = \dfrac{{18 \times 4}}{{25 \times 4}} = \dfrac{{72}}{{100}}\,\,;\)

b) \(\dfrac{{32}}{{80}} = \dfrac{{32:8}}{{80:8}} = \dfrac{4}{{10}}\,;\)                   \(\dfrac{{72}}{{400}} = \dfrac{{72:4}}{{400:4}} = \dfrac{{18}}{{100}}\,;\)                    \(\dfrac{{425}}{{5000}} = \dfrac{{425:5}}{{5000:5}} = \dfrac{{85}}{{1000}}\,.\)


Câu 5

Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số: 

Phương pháp giải:

Quan sát tia số ta thấy \(1\) đơn vị được chia thành \(10\) phần bằng nhau, hay mỗi phần có giá trị là \(\dfrac{1}{{10}}\), từ đó ta viết được phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.

Lời giải chi tiết:

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"