B. Hoạt động thực hành - Bài 6 : Hỗn số (tiếp theo)

2024-09-14 04:43:00

Câu 1

Chuyển các hỗn số sau thành phân số :

Phương pháp giải:

Có thể viết hỗn số thành một phân số có :

• Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

• Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Lời giải chi tiết:

\(2\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 3 + 2}}{3} = \dfrac{8}{3}\) ;                          \(3\dfrac{1}{4} = \dfrac{{3 \times 4 + 1}}{4} = \dfrac{{13}}{4}\)  ;

\(4\dfrac{2}{5} = \dfrac{{4 \times 5 + 2}}{5} = \dfrac{{22}}{5}\) ;                        \(5\dfrac{3}{7} = \dfrac{{5 \times 7 + 3}}{7} = \dfrac{{38}}{7}\).


Câu 2

Chuyển các hỗn số sau thành phân số thập phân : 

\(4\dfrac{3}{{10}}\,\);            \(21\dfrac{7}{{100}}\) ;          \(7\dfrac{{39}}{{100}}\) ;          \(6\dfrac{{123}}{{1000}}.\)

Phương pháp giải:

Có thể viết hỗn số thành một phân số có :

• Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

• Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Lưu ý : Phân số thập phân là phân số có mẫu số là \(10\,;\,\,100\,;\,\,1000\,;\,\,...\)

Lời giải chi tiết:

\(4\dfrac{3}{{10}}\, = \dfrac{{4 \times 10 + 3}}{{10}} = \dfrac{{43}}{{10}}\)  ;                         \(21\dfrac{7}{{100}} = \dfrac{{21 \times 100 + 7}}{{100}} = \dfrac{{2107}}{{100}}\)  ;

\(7\dfrac{{39}}{{100}} = \dfrac{{7 \times 100 + 39}}{{100}} = \dfrac{{739}}{{100}}\) ;                         \(6\dfrac{{123}}{{1000}} = \dfrac{{6 \times 1000 + 123}}{{1000}} = \dfrac{{6123}}{{1000}}\).


Câu 3

Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tình (theo mẫu) : 

Mẫu :  \(4\dfrac{1}{5} + 6\dfrac{3}{5} = \dfrac{{21}}{5} + \dfrac{{33}}{5} = \dfrac{{54}}{5}\)

a) \(5\dfrac{2}{{10}} + 7\dfrac{1}{{10}}\)                                          b) \(5\dfrac{6}{7} - 3\dfrac{5}{7}\)

c) \(8\dfrac{3}{5} \times 2\dfrac{6}{7}\)                                               d) \(1\dfrac{3}{{10}}:5\dfrac{7}{8}\)

Phương pháp giải:

Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

a) \(5\dfrac{2}{{10}} + 7\dfrac{1}{{10}} = \dfrac{{52}}{{10}} + \dfrac{{71}}{{10}} = \dfrac{{123}}{{10}};\)

b) \(5\dfrac{6}{7} - 3\dfrac{5}{7} = \dfrac{{41}}{7} - \dfrac{{26}}{7} = \dfrac{{15}}{7};\)

c) \(8\dfrac{3}{5} \times 2\dfrac{6}{7} = \dfrac{{43}}{5} \times \dfrac{{20}}{7} = \dfrac{{43 \times 20}}{{5 \times 7}}\)\( = \dfrac{{43 \times 5 \times 4}}{{5 \times 7}} = \dfrac{{172}}{7}.\)

d) \(1\dfrac{3}{{10}}:5\dfrac{7}{8} = \dfrac{{13}}{{10}}:\dfrac{{47}}{8} = \dfrac{{13}}{{10}} \times \dfrac{8}{{47}} \) \(= \dfrac{{13 \times 8}}{{10 \times 47}} = \dfrac{{13 \times 4 \times 2}}{{5 \times 2 \times 47}} = \dfrac{{52}}{{235}}.\) 


Câu 4

So sánh các hỗn số :

a) \(7\dfrac{9}{{10}}\) và \(4\dfrac{9}{{10}}\) ;                                      b) \(6\dfrac{3}{{10}}\) và \(6\dfrac{5}{{9}}\).

 Chú ý : Khi so sánh hai hỗn số ta đưa về so sánh hai phân số tương ứng.

Phương pháp giải:

Chuyển hỗn số thành phân số rồi so sánh hai phân số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có : \(7\dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{79}}{{10}}\,\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,4\dfrac{9}{{10}} = \dfrac{{49}}{{10}}\)

Vì \(\dfrac{{79}}{{10}} > \dfrac{{49}}{{10}}\) nên \(7\dfrac{9}{{10}} > 4\dfrac{9}{{10}}.\)

b) Ta có : \(6\dfrac{3}{{10}} = \dfrac{{63}}{{10}}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,  6\dfrac{5}{9} = \dfrac{{59}}{9}\)

Quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{{63}}{{10}}\) và \(\dfrac{{59}}{9}\) ta được :

\(\dfrac{{63}}{{10}} = \dfrac{{63 \times 9}}{{10 \times 9}} = \dfrac{{567}}{{90}}\,  \,\,;\)                          \(\dfrac{{59}}{9} = \dfrac{{59 \times 10}}{{9 \times 10}} = \dfrac{{590}}{{10}}\)

Vì \(\dfrac{{567}}{{10}} < \dfrac{{590}}{{10}}\) nên  \(\dfrac{{63}}{{10}} < \dfrac{{59}}{9}\).

Do đó : \(6\dfrac{3}{{10}} < 6\dfrac{5}{9}\).


Câu 5

Đúng ghi Đ, sai ghi S :

a) \(5\dfrac{5}{8} = \dfrac{{33}}{8}\)                                              b) \(6\dfrac{3}{4} = \dfrac{{27}}{4}\)

c) \(6\dfrac{3}{4} = \dfrac{{27}}{4}\)                                              d) \(7\dfrac{5}{6} = \dfrac{{29}}{6}\)

Phương pháp giải:

- Chuyển hỗn số thành phân số sau đó xác định tính đúng – sai của mỗi khẳng định.

- Có thể viết hỗn số thành một phân số có :

• Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

• Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Lời giải chi tiết:

a) \(5\dfrac{5}{8} = \dfrac{{5 \times 8 + 5}}{8} = \dfrac{{45}}{8}\). Do đó, khẳng định \(5\dfrac{5}{8} = \dfrac{{33}}{8}\) là sai.

b) \(11\dfrac{3}{8} = \dfrac{{11 \times 8 + 3}}{8} = \dfrac{{91}}{8}\). Do đó, khẳng định \(11\dfrac{3}{8} = \dfrac{{91}}{8}\) là đúng.

c) \(6\dfrac{3}{4} = \dfrac{{6 \times 4 + 3}}{4} = \dfrac{{27}}{4}\). Do đó, khẳng định \(6\dfrac{3}{4} = \dfrac{{27}}{4}\) là đúng.

d) \(7\dfrac{5}{6} = \dfrac{{7 \times 6 + 5}}{6} = \dfrac{{47}}{6}\). Do đó, khẳng định \(7\dfrac{5}{6} = \dfrac{{29}}{6}\) là sai.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"