A. Hoạt động cơ bản - Bài 10 : Ôn tập và bổ sung về giải bài toán tỉ lệ thuận

2024-09-14 04:43:14

Câu 1

Chơi trò chơi “Cùng gấp lên một số lần”

Mỗi nhóm chia làm hai đội nhỏ : Đội Gà và Đội Vịt.

Bạn ở Đội Gà nghĩ và nêu một số (chẳng hạn “2 con gà”), Đội Vịt nghĩ ra số khác (chẳng hạn “1 con vịt”). Bạn ở đội Gà gấp số gà lên một số lần rồi nêu kết quả (chẳng hạn : 2 × 3 = 6 (con gà); nêu kết quả “6 con gà”).

Lúc này Đội Vịt phải tính xem số gà của Đội Gà đã gấp lên mấy lần và nhẩm tính số vịt của đội mình cũng phải gấp lên số lần như thế và nêu kết quả : “3 con vịt”.

Cứ như vậy tiếp tục. Đội nào nhầm đầu tiên sẽ thua.

Phương pháp giải:

Các em đọc kĩ hướng dẫn và chơi trò chơi theo nhóm.

Lời giải chi tiết:

Các bạn có thể chơi như sau :

Bạn ở Đội Gà nghĩ và nêu "4 con gà", Đội Vịt nghĩ ra  "2 con vịt".

Bạn ở đội Gà gấp số gà lên 5 lần rồi nêu kết quả "20 con gà".

Đội Vịt sẽ nhẩm tính số số của đội Gà tăng lên 5 lần (vì 20 : 4 = 5) và nhẩm tính số vịt của đội mình cũng phải gấp lên 5 lần như thế và nêu kết quả : "10 con vịt".

Cứ như vậy tiếp tục. Đội nào nhầm đầu tiên sẽ thua.


Câu 2

Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn:

Ví dụ : Một người đi bộ trung bình mỗi giờ được 4km. Bảng dưới đây cho biết quãng đường người đó đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, ...

Nhận xét :

Quãng đường đi được trong 1 giờ là như nhau (đều là 4km).

- Khi thời gian đi gấp lên 2 lần, 3 lần, … thì quãng đường đi được cũng gấp lên 2 lần, 3 lần, …

- Khi thời gian đi giảm 2 lần, 3 lần, … thì quãng đường đi được cũng giảm đi 2 lần, 3 lần, …

- Khi thời gian đi gấp lên (giảm đi) bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên (giảm đi) bấy nhiêu lần.

Ta nói : Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian đi (hay quãng đường đi được và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau).

Lời giải chi tiết:

Các em đọc kĩ các nội dung trên và nghe thầy/cô hướng dẫn để hiểu rõ hơn.


Câu 3

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :

a) Quan hệ giữa số can nước và lượng nước chứa trong các can :

Nhận xét :

Lượng nước chứa trong mỗi can như nhau (đều là \(3l\)).

- Số can gấp lên bao nhiêu lần thì lượng nước chứa trong các can gấp lên ………

- Số can giảm đi bao nhiêu lần thì lượng nước chứa trong các can ……… bấy nhiêu lần.

Ta nói : Số can và lượng nước trong các can là hai đại lượng tỉ lệ ……… với nhau.

b) Quan hệ giữa số bao gạo và số ki-lô-gam gạo trong các bao :

Nhận xét :

Số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao là như nhau (đều là 5kg).

- Số bao gạo gấp lên bao nhiêu lần thì số ki-lô-gam gạo trong các bao gấp lên ……… lần.

- Số bao gạo giảm đi bao nhiêu lần thì số ki-lô-gam gạo trong các bao ………

Ta nói : Số bao gạo và số ……… là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

c) Quan hệ giữa số viên gạch và khối lượng các viên gạch :

Nhận xét :

Khối lượng mỗi viên gạch là như nhau (2kg).

- Số viên gạch ……… bao nhiêu lần thì khối lượng các viên gạch gấp lên ………

- Số viên gạch giảm đi bao nhiêu lần thì khối lượng các viên gạch ……… bấy nhiêu lần.

Ta nói : Số viên gạch ……… với khối lượng các viên gạch.

Phương pháp giải:

- Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần.

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.

Lời giải chi tiết:

a) Quan hệ giữa số can nước và lượng nước chứa trong các can :

Nhận xét:

Lượng nước chứa trong mỗi can như nhau (đều là \(3l\)).

- Số can gấp lên bao nhiêu lần thì lượng nước chứa trong các can gấp lên bấy nhiêu lần.

- Số can giảm đi bao nhiêu lần thì lượng nước chứa trong các can giảm đi bấy nhiêu lần.

Ta nói : Số can và lượng nước trong các can là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

b) Quan hệ giữa số bao gạo và số ki-lô-gam gạo trong các bao : 

Nhận xét:

Số ki-lô-gam gạo ở mỗi bao là như nhau (đều là 5kg).

- Số bao gạo gấp lên bao nhiêu lần thì số ki-lô-gam gạo trong các bao gấp lên bấy nhiêu lần.

- Số bao gạo giảm đi bao nhiêu lần thì số ki-lô-gam gạo trong các bao giảm đi bấy nhiêu lần.

Ta nói : Số bao gạo và số ki-lô-gam gạo trong các bao là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

c) Quan hệ giữa số viên gạch và khối lượng các viên gạch :

Nhận xét :

Khối lượng mỗi viên gạch là như nhau (2kg).

- Số viên gạch gấp lên bao nhiêu lần bao nhiêu lần thì khối lượng các viên gạch gấp lên bấy nhiêu lần.

- Số viên gạch giảm đi bao nhiêu lần thì khối lượng các viên gạch giảm đi bấy nhiêu lần.

Ta nói : Số viên gạch tỉ lệ thuận với khối lượng các viên gạch.


Câu 4

Đọc kĩ và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn :

Bài toán : Một người đi xe đạp trong 2 giờ được 30km. Hỏi trong 4 giờ người đó đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ? (Biết rằng quãng đường đi được trong mỗi giờ là như nhau).

Tóm tắt :          2 giờ : 30km

                        4 giờ : … km ?

Lời giải chi tiết:

Các em đọc kĩ các nội dung trên và nghe thầy/cô hướng dẫn để hiểu rõ cách giải hơn.


Câu 5

Viết vào chỗ chấm để hoàn thiện bài giải của bài toán sau :

Bài toán : Bạn Hạnh mua 3 quyển vở cùng loại hết 24000 đồng. Hỏi nếu bạn Hạnh mua 9 quyển vở như thế thì hết bao nhiêu tiền ?

Phương pháp giải:

Số quyển vở và số tiền mua vở là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Số quyển vở gấp lên (hoặc giảm đi) bao nhiêu lần thì số tiền mua vở cũng gấp lên (hoặc giảm đi) bấy nhiêu lần.

Để giải bài toán ta có thể giải bằng 2 cách :

 - Cách 1 : Rút về đơn vị.

+) Tìm số tiền khi mua 1 quyển vở = số tiền khi mua 3 quyển vở : 3.

+) Tìm số tiền khi mua 9 quyển vở = số tiền khi mua 1 quyển vở × 9.

- Cách 2 : Tìm tỉ số.

+) Tìm tỉ số giữa 9 quyển vở và 3 quyển vở.

+) 9 quyển vở gấp 3 quyển vở bao nhiêu lần thì số tiền khi mua 9 quyển vở gấp số tiền khi mua 3 quyển vở bấy nhiêu lần.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt :          3 quyển vở : 24000 đồng

                        9 quyển vở : …… đồng ?

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"