A. Hoạt động cơ bản - Bài 20 : Khái niệm số thập phân (tiếp theo)

2024-09-14 04:43:52

Câu 1

Chơi trò chơi "Đố bạn":

a) Em viết một số thập phân đã học, chẳng hạn \(0,1\,;\,\,0,3\,;...\)

    Bạn đọc số thập phân em viết. Em và bạn đổi vai cùng chơi.

b) Cùng nhau viết số thập phân nhóm em vừa viết được thành phân số thập phân, chẳng hạn : \(0,1 = \dfrac{1}{{10}}\,;\,\,0,3 = \dfrac{3}{{10}}\,;...\)

Phương pháp giải:

- Xem lại các số thập phân đã học ở bài trước.

- Viết các số thập phân đó dưới dạng phân số thập phân dựa vào cách viết \(0,1 = \dfrac{1}{{10}}\,;\,\,0,3 = \dfrac{3}{{10}}\,;...\)

Lời giải chi tiết:

a) Một số số thập phân đã học và cách đọc là :

Số thập phân

Cách đọc

0,7

Không phẩy bảy

0,5

Không phẩy năm

0,8

Không phẩy tám

0,4

Không phẩy bốn

b) Viết các số thập phân thành phân số thập phân:

\(0,7 = \;\dfrac{7}{{10}}\;{\rm{ ;}}\;{\rm{ }}\;\quad {\rm{ }}0,5 = \;\dfrac{5}{{10}}\;{\rm{ ;}}\;{\rm{ }}\;\quad {\rm{ }}\) \(0,8 = \;\dfrac{8}{{10}}\;{\rm{ ;}}\;\quad {\rm{ }}\;{\rm{ }}0,4 = \;\dfrac{4}{{10}}.\)


Câu 2

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau :

a) Viết và đọc các phân số chỉ phần đã tô màu trong các hình vẽ dưới đây :

 

b) Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn :

• \(\dfrac{1}{100}\) được viết thành \(0,01.\)

   \(0,01\) đọc là : không phẩy không một ;              \(0,01=\dfrac{1}{100}.\)

• \(\dfrac{7}{100}\) được viết thành \(0,07.\)

   \(0,07\) đọc là : không phẩy không bảy ;              \(0,07=\dfrac{7}{100}.\)

• \(\dfrac{98}{100}\) được viết thành \(0,98.\)

   \(0,98\) đọc là : không phẩy chín mươi tám ;         \(0,98=\dfrac{98}{100}.\)

Các số \(0,01\;;\;0,07\;;\; 0,98\) cũng là số thập phân.

c) Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn :

• \(\dfrac{1}{1000}\) được viết thành \(0,001.\)

   \(0,001\) đọc là : không phẩy không không một ;              \(0,001=\dfrac{1}{1000}.\)

• \(\dfrac{9}{1000}\) được viết thành \(0,009.\)

   \(0,009\) đọc là : không phẩy không không chín ;              \(0,009=\dfrac{9}{1000}.\)

• \(\dfrac{195}{1000}\) được viết thành \(0,195.\)

   \(0,195\) đọc là : không phẩy một trăm chín mươi lăm ;      \(0,195=\dfrac{195}{1000}.\)

Các số \(0,001\;;\;0,009\;;\; 0,195\) cũng là số thập phân.

Phương pháp giải:

- Phân số chỉ số phần đã tô màu của mỗi hình có tử số là số phần được tô màu và mẫu số là tổng số phần bằng nhau.

- Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

Lời giải chi tiết:

a) +) Phân số chỉ số phần đã tô màu của hình 1 là \(\dfrac{1}{100}.\)

    \(\dfrac{1}{100}\) đọc là : một phần một trăm.

+) Phân số chỉ số phần đã tô màu của hình 2 là \(\dfrac{7}{100}.\)

    \(\dfrac{7}{100}\) đọc là : bảy phần một trăm.

+) Phân số chỉ số phần đã tô màu của hình 3 là \(\dfrac{75}{100}.\)

    \(\dfrac{75}{100}\) đọc là : bảy mươi lăm phần một trăm.

+) Phân số chỉ số phần đã tô màu của hình 4 là \(\dfrac{98}{100}.\)

    \(\dfrac{98}{100}\) đọc là : chín mươi tám phần một trăm.

b, c) Các em đọc kĩ các nội dung trên và nghe thầy/cô hướng dẫn để hiểu rõ nội dung hơn.


Câu 3

Chơi trò chơi: "Ghép thẻ" :

- Lấy các bộ thẻ đã viết các số thập phân đã học và phân số thập phân tương ứng, chẳng hạn :

- Em rút một thẻ bất kì, em đố bạn tìm thẻ thích hợp với thẻ đó. Nói với bạn cách làm của em.

- Em và bạn đổi vai cùng chơi.

Phương pháp giải:

Viết số thập phân thành phân số thập phân dựa vào các cách đổi như : \(0,01 = \dfrac{1}{{100}}\,\,;\,\,0,98 = \dfrac{{98}}{{100}}\,;\)\(\,\,0,001 = \dfrac{1}{{1000}}\,\,;\,\,...\)

Lời giải chi tiết:

Ta ghép bộ thẻ các phân số thập phân với số thập phân tương ứng như sau : 

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"