B. Hoạt động thực hành - Bài 77 : Thể tích hình lập phương

2024-09-14 04:46:45

Câu 1

Viết số đo thích hợp vào ô trống :

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

- Diện tích một mặt = cạnh × cạnh.

- Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6.

- Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh.

Lời giải chi tiết:

+) Hình lập phương (1) và (2) học sinh tự tính.

+) Hình lập phương (3) :

Vì 49 = 7 × 7 nên cạnh hình lập phương dài 7cm.

Diện tích toàn phần là :

              49 × 6 = 294 (cm2)

Thể tích hình lập phương là :

              7 × 7 × 7 = 343 (cm3)

+) Hình lập phương (4) :

Diện tích một mặt là :

              600 : 6 = 100 (dm2)

Vì 100 = 10 × 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm.

Thể tích hình lập phương là :   

             10 × 10 × 10= 1000 (dm3)

Ta có kết quả như sau :


Câu 2

Giải bài toán sau :

Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 12m, chiều rộng 4m, chiều cao 5m và một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật đó. Tính :

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật.

b) Thể tích hình lập phương.

Phương pháp giải:

- Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3.

- Tính thể tích hình hộp chữ nhật : V = a ×  b × c, trong đó a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.

- Tính thể tích hình lập phương: V = a × a × a , trong đó a là độ dài cạnh hình lập phương.

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là :

              12 × 4 × 5 = 240 (m3)

b) Độ dài cạnh hình lập phương là :

              (12 + 4 + 5) : 3 = 7 (m)

Thể tích hình lập phương là :

              7 × 7 × 7 = 343 (m3)

                            Đáp số: a) 240 m3 ;

                                        b) 343 m3.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"