A. Hoạt động thực hành - Bài 80 : Em ôn lại những gì đã học

2024-09-14 04:46:57

Câu 1

Chơi trò chơi “Đố bạn”

- Cùng nhau viết các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành và hình tròn. Nói cho nhau nghe cách tính.

- Em lấy một ví dụ rồi đố bạn thực hiện tính, chẳng hạn :

+ Tính diện tích hình tròn có bán kính 0,5cm.

+ Tính diện tích hình bình hành có đường cao 7dm, độ dài đáy 4dm.

Phương pháp giải:

Xem lại cách tính diện tích các hình đã cho rồi chơi theo hướng dẫn của thầy/cô giáo.

Lời giải chi tiết:

a) Cách tính diện tích các hình

• Diện tích hình tam giác : 

Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

\( S = \dfrac{a × h}{ 2}\)

• Diện tích hình thang:

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

\(S = \dfrac{(a + b) × h}{2}\)

• Diện tích hình bình hành:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

\(S = a × h\) 

• Diện tích hình tròn:

Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

\(S = r × r × 3,14\)

b) Một số ví dụ :

• Ví dụ 1 : Tính diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 11cm và chiều cao tương ứng là 8cm.

Cách giải : 

Diện tích hình tam giác là đó là :  

               11 × 8 : 2 = 44 (cm2)

• Ví dụ 2 : Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 15cm và 12cm; chiều cao là 6cm.

Cách giải : 

Diện tích hình thang đó là : 

             (15 + 12) × 6 : 2 = 50 (cm2)

• Ví dụ 3 : Một hình bình hành có độ dài đáy 13dm và đường cao tương ứng là 9dm. Tính diện tích hình bình hành đó.

Cách giải :

Diện tích hình bình hành đó là :

             13 × 9 = 117 (dm2)

• Ví dụ 4 : Tính diện tích hình tròn có bán kính 5dm .

Cách giải :

Diện tích hình tròn đó là :

             5 × 5 × 3,14 = 31,4 (dm2


Câu 2

Cho hình bình hàng MNPQ (xem hình vẽ) có MN = 18cm, chiều cao KH = 9cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP.

Phương pháp giải:

- Diện tích tam giác KQP = QP × KH : 2.

- Diện tích hình bình hành MNPQ = QP × KH.

- Diện tích tam giác MKQ và KNP = Diện tích hình bình hành MNPQ \(-\) Diện tích tam giác KQP.

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình bình hành MNPQ là :

            18 × 9 = 162 (cm2)

Diện tích hình tam giác KQP là :

            18 × 9 : 2 = 81 (cm2)

Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là :

            162 – 81 = 81 (cm2)

Ta có : 81cm2 = 81cm2 .

Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP.


Câu 3

Cho hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn.

Phương pháp giải:

- Tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.

- Tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- Tính diện tích hình tam giác vuông ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.

- Tính diện tích phần đã tô màu ta lấy diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình tam giác vuông.

Lời giải chi tiết:

Bán kính hình tròn là :

5 : 2 = 2,5 (cm)

Diện tích hình tròn là :

2,5 × 2,5 × 3,14 =  19,625 (cm2)

Diện tích hình tam giác ABC là : 

3 × 4 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần đã tô màu của hình tròn là :

         19,625 – 6 = 13,625 (cm2)

                             Đáp số: 13,625cm2.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"