Bài 2 : Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số

2024-09-14 04:48:55

Bài 1

Rút gọn các phân số

\(\eqalign{
& {{18} \over {30}} = .....\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{36} \over {27}} = .....\cr 
& {{64} \over {80}} = .....\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{45} \over {35}} = ..... \cr} \)

Phương pháp giải:

Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \(1\).

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {{18} \over {30}} = {18:6 \over 30:6} = {3 \over 5}\) ;                  \(\displaystyle {{36} \over {27}} ={{36:9} \over {27:9}}= {4 \over 3}\) ;

\(\displaystyle{{64} \over {80}} ={{64:8} \over {80:8}}={{8} \over {10}}={{8:2} \over {10:2}}= {4 \over 5}\)   ; 

\(\displaystyle {{45} \over {35}} ={{45:5} \over {35:5}}= {9 \over 7} \)


Bài 2

Quy đồng mẫu số hai phân số

a) \( \displaystyle  {4 \over 5} \) và \( \displaystyle  {7 \over 9} \) ;  \( \displaystyle;MSC = .....\;;\;{4 \over 5} = .....;{7 \over 9} = .....\)

b) \( \displaystyle {5 \over 6}\) và \( \displaystyle {{17} \over {18}}\)

c) \( \displaystyle {3 \over 8}\) và \( \displaystyle {7 \over {12}}\)

Lưu ý: MSC là viết tắt của “Mẫu số chung”.

Phương pháp giải:

Khi quy đồng mẫu số hai phân số có thể làm như sau:

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle  {4 \over 5} \) và \( \displaystyle  {7 \over 9} \)

MSC: \(45\) ;

\( \displaystyle {4 \over 5} = {{4 \times 9} \over {5 \times 9}} = {{36} \over {45}}\;\;;\;\;\;\quad \) \( \displaystyle{7 \over 9} = {{7 \times 5} \over {9 \times 5}} = {{35} \over {45}}.\)

b) \( \displaystyle {5 \over 6}\) và \( \displaystyle {{17} \over {18}}\)

MSC: \(18\) ;

\( \displaystyle {5 \over 6} = {{5 \times 3} \over {6 \times 3}} = {{15} \over {18}}\) ;                              Giữ nguyên phân số \(\displaystyle {{17} \over {18}}.\)

c) \( \displaystyle {3 \over 8}\) và \( \displaystyle {7 \over {12}}\) 

MSC: \(24\) ;

\( \displaystyle {3 \over 8} = {{3 \times 3} \over {8 \times 3}} = {9 \over {24}}\;\;;\;\;\;\quad\) \( \displaystyle{7 \over {12}} = {{7 \times 2} \over {12 \times 2}} = {{14} \over {24}}\)


Bài 3

 a) Nối với phân số bằng \(\displaystyle {2 \over 5}\) (theo mẫu) :

b) Nối với phân số bằng \(\displaystyle {{12} \over {18}}\) (theo mẫu) :

Phương pháp giải:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số :

  • Nếu nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
  • Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có :

\(\dfrac{2}{5} =\dfrac{2\times 2}{5 \times 2} = \dfrac{4}{10} \)  ;          \(\dfrac{2}{5} =\dfrac{2\times 6}{5 \times 6} = \dfrac{12}{30} \).

\(\dfrac{2}{5} =\dfrac{2\times 5}{5 \times 5} = \dfrac{10}{25} \)

Vậy ta có kết quả như sau :

b) Ta có :

\(\dfrac{12}{18} =\dfrac{12:6}{18:6} = \dfrac{2}{3} \)  ;          \(\dfrac{12}{18} =\dfrac{12:2}{18:2} = \dfrac{6}{9} \)

\(\dfrac{12}{18} =\dfrac{12\times 3}{18 \times 3} = \dfrac{36}{54} \).

Vậy ta có kết quả như sau :  

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"