Bài 1
Viết số đo thích hợp vào ô trống :
Phương pháp giải:
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
C = d \(\times \) 3,14
(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).
Lời giải chi tiết:
Chu vi hình tròn (1) là :
C = 1,2 × 3,14 = 3,768 (cm)
Chu vi hình tròn (2) là :
C = 1,6 × 3,14 = 5,024 (dm)
Chu vi hình tròn (3) là :
C = 0,45 × 3,14 = 1,413 (m)
Vậy ta có bảng kết quả như sau :
Bài 2
Viết số đo thích hợp vào ô trống :
Phương pháp giải:
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
C = r \(\times \) 2 \(\times \) 3,14
(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn).
Lời giải chi tiết:
Chu vi hình (1) là :
C = 5 × 2 × 3,14 = 31,4 (m)
Chu vi hình (2) là :
C = 2,7 × 2 × 3,14 = 16,956 (dm)
Chu vi hình (3) là :
C = 0,45 × 2 × 3,14 = 2,826 (cm)
Vậy ta có bảng kết quả như sau :
Bài 3
Bánh xe bé của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2m. Tính chu vi của bánh xe đó.
Phương pháp giải:
Tính chu vi của bánh xe ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
Lời giải chi tiết:
Chu vi của bánh xe đó là :
1,2 × 3,14 = 3,768 (m)
Đáp số : 3,768m.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]