Bài 1
Viết vào ô trống (theo mẫu) :
Viết số | Đọc số |
325dm3 | |
131cm3 | |
Một trăm mười ba phẩy năm xăng-ti-mét khối | |
Ba nghìn sáu trăm linh tư đề-xi-mét khối | |
Ba phần tư xăng-ti-mét khối | |
\(2\dfrac{3}{4}\)dm3 |
Phương pháp giải:
Để đọc hoặc viết các số đo thể tích ta đọc hoặc viết số đo trước, sau đó đọc hoặc viết tên đơn vị đo thể tích.
Lời giải chi tiết:
Viết số | Đọc số |
\(325d{m^3}\) | Ba trăm hai mươi lăm đề-xi-mét khối |
\(131c{m^3}\) | Một trăm ba mươi mốt xăng-ti-mét khối |
\(113,5c{m^3}\) | Một trăm mười ba phẩy năm xăng-ti-mét khối |
\(3604d{m^3}\) | Ba nghìn sáu trăm linh tư đề-xi-mét khối |
\(\dfrac{3}{4}{cm^3}\) | Ba phần tư xăng-ti-mét khối |
\(2\dfrac{3}{4}{dm^3}\) | Hai và ba phần tư đề-xi-mét khối |
Bài 2
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài …….
Xăng-ti-mét khối viết tắt là …….
b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài …….
Đề-xi-mét khối viết tắt là …….; 1dm3 = ……. cm3
c) Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài …….
Mét khối viết tắt là …….; 1m3 = ……. dm3
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết về các đơn vị đo thể thích để hoàn thành bài toán.
Lời giải chi tiết:
a) Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài \(1cm\).
Xăng-ti-mét khối viết tắt là \(c{m^3}\).
b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài \(1dm\).
Đề-xi-mét khối viết tắt là \(d{m^3}\); \(1d{m^3} = 1000c{m^3}\).
c) Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài \(1m\).
Mét khối viết tắt là \({m^3}\); \(1{m^3} = 1000d{m^3}\).
Bài 3
a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối:
3dm3 = … \(\dfrac{1}{{800}}\) m3 = …
23,65dm3 = … 4,71m3 = …
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối:
8m3 = … 6cm3 = …
7,905m3 = … 0,061m3 = …
Phương pháp giải:
Áp dụng cách đổi:
\(1{m^3} = 1000d{m^3}; \) \(1d{m^3} = 1000c{m^3}; \) \( 1{m^3} = 1\,\,000\,\,000c{m^3}.\)
Lời giải chi tiết:
a) Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị đo là xăng-ti-mét khối:
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{3d{m^3} = 3000c{m^3}}\\
{23,65d{m^3} = 23{\kern 1pt} {\kern 1pt} 650c{m^3}}\\
{\dfrac{1}{{800}}{m^3} = 1250c{m^3}}\\
{4,71{m^3} = 4{\kern 1pt} {\kern 1pt} 710{\kern 1pt} {\kern 1pt} 000c{m^3}}
\end{array}\)
b) Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị đo là đề-xi-mét khối:
\(\begin{array}{l}
8{m^3} = 8000d{m^3}\\
7,905{m^3} = 7905d{m^3}\\
6c{m^3} = 0,006d{m^3}\\
0,061{m^3} = 61d{m^3}
\end{array}\)
Bài 4
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
200cm3 = ……. dm3 2m3 = ……. dm3
8000cm3 = ……. dm3 3m3 = ……. cm3
0,6dm3 = ……. cm3 4000dm3 = ……. m3
Phương pháp giải:
Áp dụng cách đổi: \(1{m^3} = 1000d{m^3};\)\(1d{m^3} = 1000c{m^3};\)\(1{m^3} = 1\,\,000\,\,000c{m^3}.\)
\(1l = 1d{m^3}\).
Lời giải chi tiết:
200cm3 = 0,2dm3 2m3 = 2000dm3
8000cm3 = 8dm3 3m3 = 3 000 000cm3
0,6dm3 = 600cm3 4000dm3 = 4m3
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]
Bài 5
Viết vào ô trống (theo mẫu) :
Viết số | Đọc số |
16,5dm3 | Mười sáu phẩy năm đề-xi-mét khối |
\(\dfrac{{17}}{{100}}\)m3 | |
24,7cm3 | |
Hai trăm ba mươi phẩy hai đề-xi-mét khối | |
Năm trăm sáu mươi tư xăng-ti-mét khối | |
Hai phẩy năm mét khối | |
\(2\dfrac{3}{5}\)m3 |
Phương pháp giải:
Để đọc hoặc viết các số đo thể tích ta đọc hoặc viết số đo trước, sau đó đọc hoặc viết tên đơn vị đo thể tích.
Lời giải chi tiết:
Viết số | Đọc số |
\(16,5d{m^3}\) | Mười sáu phẩy năm đề-xi-mét khối |
\(\dfrac{{17}}{{100}}{m^3}\) | Mười bảy phần một trăm mét khối |
\(24,7c{m^3}\) | Hai mươi bốn phẩy bảy xăng-ti-mét khối |
\(230,2d{m^3}\) | Hai trăm ba mươi phẩy hai đề-xi-mét khối |
\(564c{m^3}\) | Năm trăm sáu mươi tư xăng-ti-mét khối |
\(2,5{m^3}\) | Hai phẩy năm mét khối |
\(2\dfrac{3}{5}{m^3}\) | Hai và ba phần năm mét khối |
Bài 6
Viết dấu (<, >, =) thích hợp vào ô trống:
a) 635,4352m3 ☐ 63 543 520cm3
b) \(\dfrac{{12345}}{{1000}}\)m3 ☐ 12,345m3
Phương pháp giải:
Đổi các số đo thể tích về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: \(63\,\,543\,\,520c{m^3} = 63,54352{m^3}\)
Mà \(63\,5,43\,52{m^3} > 63,54352{m^3}\)
Vậy \(63\,5,43\,52{m^3} > 63\,\,543\,\,520{m^3}\).
b) Ta có: \(\dfrac{{12345}}{{1000}}{m^3} = 12,345{m^3}\)
Mà \(12,345{m^3} = 12,345{m^3}\)
Vậy \(\dfrac{{12345}}{{1000}}{m^3} = 12,345{m^3}\).
Bài 7
Một ô tô chở hàng có lòng thùng xe hình hộp chữ nhật kích thước như hình bên.
Người ta xếp các thùng hàng như nhau có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng chiều rộng bằng 0,5m, chiều cao 1m lên xe đó. Hỏi xếp được bao nhiêu thùng hàng ?
Phương pháp giải:
- Tính thể tích thùng xe và thể tích một thùng hàng theo công thức:
Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao
- Tính số thùng hàng xếp được ta lấy thể tích thùng xe chia cho thể tích một thùng hàng.
Lời giải chi tiết:
Thể tích của thùng xe là:
\(6 \times 3 \times 3 = 54\,\,({m^3})\)
Thể tích của một thùng hàng là:
\(0,5 \times 0,5 \times 1 = 0,25\,\,({m^3})\)
Xếp được số thùng hàng là:
\(54:0,25 = 216\) (thùng)
Đáp số: \(216\) thùng hàng.
Bài 8
a) Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 12cm, chiều cao 17cm.
b) Tính thể tích hình lập phương cạnh \(\dfrac{3}{2}\)m.
Phương pháp giải:
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Lời giải chi tiết:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
\(20 \times 12 \times 17 = 4080\,\,(c{m^3})\)
b) Thể tích hình lập phương đó là:
\(\dfrac{3}{2} \times \dfrac{3}{2} \times \dfrac{3}{2} = \dfrac{{27}}{8}\,({m^3})\)
Đáp số : a) \(4080cm^3\) ;
b) \( \dfrac{{27}}{8}{m^3}\).
Vui học
Một bao diêm hình hộp chữ nhật, một khối ru-bic hình lập phương và một két sắt hình hộp chữ nhật có kích thước như trong hình vẽ dưới đây. Tính rồi điền thể tích mỗi đồ vật vào chỗ chấm.
Phương pháp giải:
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Lời giải chi tiết:
hoctot.me