Đề bài
Bài 1. Trong các hình dưới đây, hình nào là hình thang ?
Bài 2. Tính diện tích hình thang có:
a) Độ dài hai đáy lần lượt là 14m và 8m ; chiều cao là 5m.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
b) Độ dài hai đáy lần lượt là 4dm và 26,4cm ; chiều cao là 18cm.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 3. Hình bình hành ABCD có AB = 4,5dm, AH = 3,2dm, DH = 1,5dm (xem hình vẽ bên). Tính diện tích hình thang ABCH.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 4. Một mảnh đất hình thang có đáy lớn là 36m, đáy lớn hơn đáy bé 9,6m, chiều cao bằng \(\dfrac{2}{3}\) tổng độ dài hai đáy. Trên mảnh đất đó người ta dành 65% diện tích để làm vườn, phần còn lại để đào ao. Tính diện tích phần đất để đào ao.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 140m; đáy bé bằng \(\dfrac{1}{2}\) đáy lớn và kém chiều cao 30m.
a) Tính diện tích thửa ruộng hình thang.
b) Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m² thu được 62kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp :
Dựa vào tính chất “Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song”, quan sát kĩ các hình để tìm hình thang .
Cách giải :
Trong các hình đã cho, các hình là hình thang là : Hình 1, Hình 2 và Hình 4.
Bài 2.
Phương pháp :
Áp dụng cách tính diện tích hình thang :
Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Cách giải :
a) Diện tích hình thang là:
(14 + 8) × 5 : 2 = 55 (m2)
Đáp số: 55m2.
b) Đổi 4dm = 40cm.
Diện tích hình thang là:
(40 + 26,4) × 18 : 2 = 597,6 (cm2)
Đáp số: 597,6cm2.
Bài 3.
Phương pháp :
- Tính DC : Vì ABCD là hình bình hành nên DC = AB = 4,5dm.
- Tính CH = DC – DH.
- Tính diện tích hình thang ABCH theo quy tắc:
Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Cách giải :
Vì ABCD là hình bình hành nên DC = AB = 4,5dm.
Độ dài cạnh HC là:
HC = DC – DH = 4,5 – 1,5 = 3 (dm)
Diện tích hình thang ABCH là:
(4,5 + 3) × 3,2 : 2 = 12 (dm2)
Đáp số: 12dm2.
Bài 4.
Phương pháp :
- Tính độ dài đáy bé ta lấy độ dài đáy lớn trừ đi 9,6m.
- Tính chiều cao ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với \(\dfrac{2}{3}\).
- Tính diện tích mảnh đất ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Tính diện tích để làm vườn ta lấy diện tích mảnh đất chia cho 100 rồi nhân với 65.
- Tính diện tích đất để đào ao ta lấy diện tích mảnh đất trừ đi diện tích để làm vườn.
Cách giải :
Độ dài đáy bé của mảnh đất đó là:
36 – 9,6 = 26,4 (m)
Chiều cao của mảnh đất đó là:
(36 + 26,4) ×\(\dfrac{2}{3}\) = 41,6 (m)
Diện tích của mảnh đất hình thang là:
(36 + 26,4) × 41,6 : 2 = 1297,92 (m2)
Diện tích phần đất để làm vườn là:
1297,92 : 100 × 65 = 843,648 (m2)
Diện tích phần đất để đào ao là:
1297,92 – 843,648 = 454,272 (m2)
Đáp số: 454,272m2.
Bài 5.
Phương pháp :
- Tính độ dài đáy bé ta lấy độ dài đáy lớn chia cho 2 hoặc lấy độ dài đáy lớn nhân với \(\dfrac{1}{2}\).
- Tính chiều cao ta lấy độ dài đáy bé cộng với 30m.
- Tính diện tích thửa ruộng ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Tính số thóc thu được ta lấy diện tích thửa ruộng chia cho 100 rồi nhân với 62.
Cách giải :
Độ dài đáy bé của thửa ruộng đó là:
140 : 2 = 70 (m)
Chiều cao của thửa ruộng đó là:
70 + 30 = 100 (m)
Diện tích của thửa ruộng đó là:
(140 + 70) × 100 : 2 = 10500 (m2)
Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là:
10500 : 100 × 62 = 6510 (kg)
Đáp số: 6510kg.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]