Đề kiểm tra học kì 1 Toán 5 - Đề số 25

2024-09-14 04:56:37

Đề bài

Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

\(5,235 km +365m = \;?\)

A. 888,5m                               B. 560m

C. 8,885km                             D. 5,6km

Câu 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

a) \(124,15 + 9,5 + 18,85 = \)

A. 1435 ☐                                B. 143,85  ☐

C. 15,25 ☐                               D. 152,5 ☐

b) \(130,5 + 9,8 + 7,5 + 1,2 = \)

A. 248 ☐                                  B. 14,8 ☐

C. 149 ☐                                  D. 14,90  ☐

Câu 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

2,175 tấn + 1912 kg + 20,25 tạ = ..... yến.

Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 6,112                                      B. 61,12

C. 611,2                                      D. 6112

Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

a) \(48,5 + 8,35 = 132\)  ☐

b) \(8,35 + 48,5 = 56,85\)  ☐

c) \(37 + 25,18 = 62,18\)  ☐

d) \(25,18 + 37 = 25,55\)  ☐

Câu 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Một cửa hàng bán trong 2 ngày đầu được 2,383 tấn gạo, bán trong 3 ngày sau được \(3\dfrac{{67}}{{1000}}\) tấn gạo.

Hỏi trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu tạ gạo ?

A. 105 tạ                               B. 10,5 tạ

C. 10,9 tạ                              D. 109 tạ

Câu 6. Tính bằng cách thuận tiện nhất:

\(0,37 + 5,684 + 3,2 + 0,63 + 5,8 + 4,316\)

Câu 7. Hãy so sánh A và B biết:

\(A = \overline {a,53}  + \overline {4,b6}  + \overline {2,9c} \)

\(B = \overline {a,bd}  + \overline {8,3c}  - \overline {0,8d} \)

Câu 8. Cho ba chữ số \(4;\;5; \;6.\)

a) Hãy viết tất cả các số thập phân có 3 chữ số khác nhau.

b) Tính tổng các số viết được ở câu a) bằng cách thuận tiện nhất.


Lời giải

Câu 1. 

Phương pháp:

Viết \(365m\) thành số đo có đơn vị đo là \(km\) sau đó thực hiện phép cộng hai phân số như thông thường.

Cách giải:

Ta có: \(365m=\dfrac{365}{1000}km=0,365km\).

Do đó: \(5,235 km +365m\) \( =5,235km+0,365km\)\(=5,600km=5,6km\).

Chọn D.

Câu 2.

Phương pháp:

- Cách 1: Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

- Cách 2: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tự nhiên lại với nhau.

Cách giải:

a) \(124,15 + 9,5 + 18,85 \) \(=(124,15 +18,85) + 9,5 \) \(=143 + 9,5=152,5\)

Ta có kết quả như sau:    A. S;           B. S;           C. S;          D. Đ.

b) \(130,5 + 9,8 + 7,5 + 1,2  \) \(=(130,5+7,5) + (9,8+1,2)\) \(=138 + 11 = 149\)

Ta có kết quả như sau:    A. S;           B. S;           C. Đ;          D. S.

Câu 3. 

Phương pháp:

Đổi các số đo khối lượng về cùng đơn vị đo là yến, sau đó thực hiện phép cộng các số thập phân như thông thường.

Cách giải:

2,175 tấn + 1912 kg + 20,25 tạ

= 217,5 yến + 191,2 yến + 202,5 yến

= 217,5 yến  + 202,5 yến + 191,2 yến

= 420 yến + 191,2 yến 

= 611,2 yến

Chọn C.

Câu 4.

Phương pháp:

 Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:

- Viết số hạng này dưới số hạng kia làm sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.

- Cộng như cộng các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

Cách giải:

Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:

Ta có kết quả như sau:

a) S;               b) Đ;            c) Đ;         d)  S.

Câu 5. 

Phương pháp:

- Đổi \(3\dfrac{{67}}{{1000}}\) tấn \(=3,067\) tấn.

- Tính tổng số ngày bán hàng : \(2 + 3 =5\) ngày

- Tính tổng số tấn thóc bán được trong \(5\) ngày, sau đó đổi sang đơn vị đo thích hợp.

- Tính số tạ gạo trung bình mỗi ngày bán được ta lấy tổng số gạo bán được trong \(5\) ngày chia cho \(5\).

Cách giải:

Đổi \(3\dfrac{{67}}{{1000}}\) tấn \(=3,067\) tấn.

Cửa hàng đã bán gạo trong số ngày là:

                  \(2+3 = 5\) (ngày)

Trong \(5\) ngày cửa hàng đã bán được số tấn gạo là:

                  \(2,383+3,067=5,45\) (tấn)

                  \(5,45\) tấn \(=545\) yến

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán đước số tạ gạo là:

                  \(545:5 =109 \) (yến)

                   \(109\) yến \(=10,9\) tạ.

                                     Đáp số: \(10,9\) tạ

Chọn C.         

Câu 6. 

Phương pháp:

Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tự nhiên lại với nhau.

Cách giải:

\(0,37 + 5,684 + 3,2 + 0,63 + 5,8 \)\(+ 4,316\)

\( = \left( {0,37 + 0,63} \right) + \left( {5,684 + 4,316} \right)\)\( + \left( {3,2 + 5,8} \right)\)

\( = 1 + 10 + 9 = 20.\)

Câu 7. 

Phương pháp:

Tách các số thập phân đã cho thành tổng các số thập phân, sau đó nhóm các số thích hợp lại với nhau rồi so sánh kết quả. 

Cách giải:

\(A = \overline {a,53}  + \overline {4,b6}  + \overline {2,9c} \)

\( = a + 0,53 + 4,06 + \overline {0,b}  + 2,90 \) \(+ \;\overline {0,0c} \)

\( = \left( {a + \overline {0,b}  + \overline {0,0c} } \right) \) \(+ \left( {0,53 + 4,06 + 2,90} \right)\)

\( = \overline {a,bc}  + 7,49.\)

\(B = \overline {a,bd}  + \overline {8,3c}  - \overline {0,8d} \)

\( = \overline {a,b}  + \overline {0,0d}  + 8,3 + \overline {0,0c}  \) \(- \left(  0,8 + \overline {0,0d} \right)\)

\( = \overline {a,b}  + \overline {0,0d}  + 8,3 + \overline {0,0c}  - 0,8 \)\(- \overline {0,0d} \)

\(=\left( {\overline {a,b}  + \overline {0,0d}  + \overline {0,0c}  - \overline {0,0d} } \right) \)\(+ \left( {8,3 - 0,8} \right)\)

\( = \overline {a,bc}  + 7,5.\)

Ta có: \(\overline {a,bc}  = \overline {a,bc} \) và \(7,49 < 7,5\).

Do đó: \(\overline {a,bc}  + 7,49 < \overline {a,bc}  + 7,5\)

Vậy \(A < B\).

Câu 8. 

Phương pháp:

Các số thập phân có 3 chữ số khác nhau được viết từ ba chữ số \(4;\;5; \;6\) sẽ gồm các số thập phân mà phần thập phân có một chữ số hoặc phần thập phân có hai chữ số.

Cách giải:

a) Các số thập phân có phần thập phân có một chữ số: \(45,6\,; \;46,5\,; \; 54,6\,; \; 56,4\,; \; 64,5\,; \; 65,4.\)

Các số thập phân có phần thập phân có hai chữ số: \(4,56 \,; \;4,65\,; \; 5,46 \,; \; 5,64 \,; \; 6,45 \,; \; 6,54 .\)

b) Nhận xét: Trong tất cả các số thập phân lập được ở câu a ta thấy các chữ số \(4;\;5; \;6\) đều đứng ở hàng chục \(2\) lần, hàng đơn vị \(4\) lần, hàng phần mười \(4\) lần, hàng trăm \(2\) lần.

Tổng của \(12\) số đó là:

\(10 \times 2 \times \left( {4 + 5 + 6} \right) + 1 \times 4\)\( \times \left( {4 + 5 + 6} \right) + \dfrac{1}{{10}} \times 4 \times \left( {4 + 5 + 6} \right)\)\( + \dfrac{1}{{100}} \times 2 \times \left( {4 + 5 + 6} \right)\)

\(=20 \times 15 + 4 \times 15 + \dfrac{4}{{10}}\times 15\)\( + \dfrac{2}{{100}} \times 15\)

\( = 300 + 60 + 6 +\dfrac{30}{{100}} \)

\( = 300 + 60 + 6 + 0,3 \)

\(= 366,3.\)

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"