Giải phần A. Tái hiện, củng cố trang 16 Bài tập phát triển năng lực Toán 5 tập 2

2024-09-14 04:59:25

Câu 1

Viết đơn vị đo thể tích 1cm3, 1dm3, 1m3 thích hợp vào chỗ chấm:

Phương pháp giải:

Quan sát độ dài cạnh của mỗi hình lập phương rồi viết đơn vị đo thể tích thích hợp.

Lời giải chi tiết:

*Hình 1:

Thể tích của hình 1 là: 1 x 1 x 1 = 1 (m3)

* Hình 2:

Đổi 10cm = 1dm

Thể tích của hình 2 là: 1 x 1 x 1 = 1 (dm3)

* Hình 3:

Thể tích của hình 3 là: 1 x 1 x 1 = 1 (cm3)

Vậy ta có kết quả:


Câu 2

Viết vào ô trống (theo mẫu):

Phương pháp giải:

Để đọc hoặc viết các số đo thể tích ta đọc hoặc viết số đo trước, sau đó đọc hoặc viết tên đơn vị đo thể tích.

Lời giải chi tiết:


Câu 3

a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét khối:

24,72m3 = ...............................               

5dm3 442cm3  = .......................               

13,5m3 = .................................

569000cm3 = ..........................

b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng – ti – mét khối:

11,33dm3 = .............................                

0,12dm3 = ...............................        

5,041dm3 = .............................         

 $\frac{1}{5}$m3 = ................

Phương pháp giải:

Áp dụng cách đổi:

a) 1m3 = 1000dm3                               

 1cm3 =  $\frac{1}{{1000}}$  dm3

b) 1dm3 = 1000cm3                                

1cm3 = 1 000 000cm3                                

Lời giải chi tiết:

a) 24,72m3 = 24720 dm3

    5dm3 442cm3  = 5,442 dm3            

    13,5m3 = 13500 dm3

    569000cm3 = 569 dm3

b) 11,33dm3 = 11330 cm3

    0,12dm3 = 120 cm3

    5,041dm3 = 5041 cm3

    $\frac{1}{5}$m3 = 200 000 cm3


Câu 4

Viết số đo thích hợp vào ô trống:

b)

Phương pháp giải:

a) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

b) Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật (1) là: 8 x 4 x 3 = 96 (cm3)

Thể tích của hình hộp chữ nhật (2) là: 4,5 x 1,8 x 0,7 = 5,67 (m3)

Thể tích của hình hộp chữ nhật (3) là: $\frac{8}{3} \times \frac{2}{3} \times \frac{9}{6} = \frac{8}{3}$(dm3)

Vậy ta có kết quả:

b) Thể tích của hình lập phương (1) là: 7 x 7 x 7 = 343 (cm3)

Thể tích của hình lập phương (2) là: 4,6 x 4,6 x 4,6 = 97,336 (m3)

Thể tích của hình lập phương (3) là: $\frac{5}{3} \times \frac{5}{3} \times \frac{5}{3} = \frac{{125}}{{27}}$ (dm3)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"