Giải phần B. Kết nối trang 37 Bài tập phát triển năng lực Toán 5 tập 2

2024-09-14 04:59:49

Câu 6

Viết vào ô trống (theo mẫu):

Phương pháp giải:

- Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian

- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian

 - Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

Lời giải chi tiết:

Cột 3: v = 440 : 4 = 110 km/giờ

Cột 4: s = 100 x 30 = 3000 m

Cột 5: t = 90 000 : 12,5 = 7200 giây

Cột 6: Đổi 2 giờ 30 phút = 150 phút

     v = 150 : 150 = 1 km/phút

Vậy ta có kết quả sau:


Câu 7

Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 65km/giờ. Cùng lúc đó, một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 40km/giờ. Ô tô và xe máy gặp nhau tại một địa điểm cách A là 162,5km. Tính quãng đường AB.

Phương pháp giải:

Bước 1: Thời gian hai xe gặp nhau = quãng đường từ điểm gặp nhau đến A : vận tốc ô tô đi từ A 

Bước 2: Tổng vận tốc của hai xe = vận tốc của ô tô + vận tốc của xe máy

Bước 3: Quãng đường AB = tổng vận tốc của hai xe x thời gian hai xe gặp nhau

Lời giải chi tiết:

Thời gian để hai xe đi đến chỗ gặp nhau là:

162,5 : 65 = 2,5 (giờ)

Tổng vận tốc của hai xe là:

65 + 40 = 105 (km/giờ)

Quãng đường AB dài là:

105 x 2,5 = 262,5 (km)

Đáp số: 262,5 km


Câu 8

Quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn dài 158,4km. Một ô tô đi từ Hà Nội đến Lạng Sơn với vận tốc 48km/giờ, cùng lúc đó một người đi xe máy đi từ Lạng Sơn đến Hà Nội với vận tốc 40km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau bao lâu ô tô gặp xe máy?

Phương pháp giải:

Bước 1: Tổng vận tốc của hai xe = vận tốc của ô tô + vận tốc của xe máy

Bước 2: Thời gian để hai xe gặp nhau = Quãng đường Hà Nội – Lạng Sơn : tổng vận tốc của hai xe

Lời giải chi tiết:

Tổng vận tốc của hai xe là:

48 + 40 = 88 (km/giờ)

Thời gian để hai xe gặp nhau là:

158,4 : 88 = 1,8  giờ)

Đáp số: 1,8 giờ


Câu 9

Điền chữ số thích hợp vào ô trống để:

Phương pháp giải:

- Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
- Các số có chữ số tận cùng là 0, 5 thì chia hết cho 5.
- Các số có tổng các chữ số chia hết chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
- Các số có tổng các chữ số chia hết chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

Lời giải chi tiết:

a) Để số 68… chia hết cho cả 2 và 3 thì 6 + 8 +… = 14 + …. Chia hết cho cả 2 và 3

Vậy ta có thể viết số 4 vào chỗ chấm

Vậy 684 chia hết cho cả 2 và 3

b)  Để số 50… chia hết cho 9 thì 5 + 0 + …. chia hết cho 9

Vậy ta có thể viết số 4 vào chỗ chấm

Vậy 504 chia hết cho 9

c) 84….chia hết cho cả 2 và 5 thì chữ số tạn cùng bằng 0.

Vậy ta viết số 0 vào chỗ chấm

Vậy 840 chia hết cho cả 2 và 5

d) 25….chia hết cho cả 3 và 5 thì 2 + 5 + ….chia hết cho cả 3 và 5

Vậy ta có thể viết số 5 vào chỗ chấm

Vậy 255 chia hết cho cả 3 và 5


Câu 10

Viết các phân số sau thành phân số thập phân:

Viết các phân số sau thành phân số thập phân:

$\frac{1}{2}$= ..............................

 $\frac{{27}}{{150}}$= ...............

 $\frac{{1377}}{{2025}}$= .........  

 $\frac{{5184}}{{20736}}$= .......

Phương pháp giải:

Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của các phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số thập phân có mẫu là 10; 100; 1000; …

Lời giải chi tiết:

$\frac{1}{2}$=$\frac{{1 \times 5}}{{2 \times 5}} = \frac{5}{{10}}$;                                           

$\frac{{27}}{{150}}$= $\frac{{27:3}}{{150:3}} = \frac{9}{{50}} = \frac{{9 \times 2}}{{50 \times 2}} = \frac{{18}}{{100}}$;    

$\frac{{1377}}{{2025}}$=$\frac{{1377:81}}{{2025:81}} = \frac{{17}}{{25}} = \frac{{17 \times 4}}{{25 \times 4}} = \frac{{68}}{{100}}$;                    

$\frac{{5184}}{{20736}}$= $\frac{{5184:5184}}{{20736:5184}} = \frac{1}{4} = \frac{{1 \times 25}}{{4 \times 25}} = \frac{{25}}{{100}}$

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"