Đề thi vào lớp 6 môn Toán trường Cầu Giấy năm 2019

2024-09-14 05:00:54

Đề thi

ĐỀ THI VÀO LỚP 6 CẦU GIẤY NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Toán

Thời gian làm bài: 40 phút

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Tìm số tự nhiên x biết: $\frac{{134247}}{{1000}} < 134,2x7 < \frac{{134267}}{{1000}}$

Bài 2: Tìm số thứ 7 của dãy 3; 5; 8; 13; 21;…..

Bài 3: Tính giá trị biểu thức: 101 x 34 + 10,1 x 130 + 1,01 x 2700

Bài 4: Tìm chữ số tận cùng của dãy sau 11 x 13 x 15 x 17 x 19 x... x 2019

Bài 5: Nam có một số bi. Biết nếu xếp mỗi hộp 5 viên bi thì còn dư 3 viên bi. Nếu xép mỗi hộp 2 hoặc 9 viên bi thì đủ. Hỏi số bi của Nam? Biết Nam có nhiều hơn 110 viên và ít hơn 250 viên.

Bài 6: Cách đây 4 năm tổng số tuổi 2 chị em là 28 tuổi. Hiện nay tuổi em bằng $\frac{4}{5}$ tuổi chị. Tính tuổi em hiện nay.

Bài 7: Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích là 2020 m2. Nếu tăng chiều dài lên 50% và giảm chiều rộng đi 20% thị diện tích mới là bao nhiêu hecta?

Bài 8: Cho một số bóng xanh và vàng. Số bóng vàng bằng $\frac{1}{3}$ bóng xanh. Nếu thêm 6 bóng vàng thì bóng vàng bằng $\frac{5}{9}$ bóng xanh. Tính số bóng xanh.

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Bài 1: Nam dự định đi từ A đến B với vận tốc 40 km/h. Đi $\frac{1}{2}$quãng đường thì Nam nghỉ 15 phút. Để đến B đúng giờ thì Nam phải đi với vận tốc 50 km/giờ. Tính quãng đường AB.

Bài 2: Cho hình tam giác ABC. Lấy M trên AB và N trên AC sao cho AM = BM và 2 x NC = NA.

a) Tính tỉ số diện tích ANM và BMNC.

b) Cho MN cắt BC ở D. So sánh BC với CD.


Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Bài 1

$\frac{{134247}}{{1000}} < 134,2x7 < \frac{{134267}}{{1000}}$

Ta có 134,247 < $134,2x7$<134,267

Suy ra $4 < x < 6$

Vậy $x = 5$

Bài 2

Dãy số 3; 5; 8; 13; 21; …..

Số thứ ba là   3 + 5 = 8

Số thứ tư là    5 + 8 = 13

Số thứ năm là    8 + 13 = 21

Số thứ sáu là      13 + 21 = 34

Số thứ bảy là      21 + 34 = 55

Vậy số thứ 7 là 55.

Đáp số: 55

 Bài 3

101 x 34 + 10,1 x 130 + 1,01 x 2700

= 101 x 34 + 101 x 13 – 101 x 27

= 101 x (34 + 13 – 27)

= 101 x 20

= 2020

Đáp số: 2020

Bài 4

Dãy 11 x 13 x 15 x 17 x 19 x... x 2019 là tích của các số lẻ, trong đó có thừa số tận cùng là 5.

Vậy tích trên có chữ số tận cùng là 5.

Đáp số: 5

Bài 5

Ta có 110 < số bi < 250

Gọi số bi là $\overline {abc} $

Ta có $\overline {abc} $ chia 5 dư 3 và $\overline {abc}  \vdots 2$ nên c = 8

Mà $\overline {ab8}  \vdots 9$ nên a + b + 8 $ \vdots $ 9

Trường hợp 1: Nếu a + b = 1 suy ra a = 1, b = 0. Ta có số 108 < 110 (loại)

Trường hợp 2: Nếu a + b = 10 suy ra a = 1, b = 9. Ta có số 198 (thỏa mãn)

Vậy số bi của Nam là 198 viên.

Bài 6

Tổng số tuổi hai chị em hiện nay là

          28 + 4 + 4 = 36 (tuổi)

Tuổi em hiện nay là

          36 : (4 + 5) x 4 =16 (tuổi)

                        Đáp số: 16 tuổi

Bài 6

Ta có:

 Chiều dài x chiều rộng = 2020 m2

Chiều dài mới = 150% x chiều dài

Chiều rộng mới = 80% x chiều rộng

Suy ra Smới = 150% x chiều dài x 80% x chiều rộng = 120% x S = 120% x 2020 = 2424 (m2)

Đổi 2424 m2 = 0,2424 ha

Đáp số: 0,2424 ha

Bài 7

Ta có 6 quả ứng với $\frac{5}{9} - \frac{1}{3} = \frac{2}{9}$ (số bóng xanh)

Vậy số bóng xanh là $6:\frac{2}{9} = 27$ (quả)

Đáp số: 27 quả

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Bài 1

Xét trên $\frac{1}{2}$ quãng đường còn lại:

Gọi t1 là thời gian khi đi với vận tốc 40km/giờ

        t2 là thời gian khi đi với vận tốc 50km/giờ

Trên cùng quãng đường thì thời gian và vận tốc tỉ lệ nghịch.

Ta có $\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{{40}}{{50}} = \frac{4}{5}$

Ta có t1 – t2 = 15 phút = 0,25 giờ

Thời gian thực tế đi trên $\frac{1}{2}$ quãng đường còn lại là: 0,25 x 4 = 1 (giờ)

Quãng đường AB là: 50 x 1 x 2 = 100 (km)

Đáp số: 100 km

Bài 2

Cho hình tam giác ABC. Lấy M trên AB và N trên AC sao cho AM = BM và 2 x NC = NA.

a) Tính tỉ số diện tích ANM và BMNC.

b) Cho MN cắt BC ở D. So sánh BC với CD.

a)   Nối N với B, ta có:

SAMN = $\frac{1}{2}$ SANB (chung chiều cao từ N xuống AB, đáy AM = $\frac{1}{2}$ AB)

SANB = $\frac{2}{3}$ SABC (chung chiều cao từ B xuống AC, đáy AN = $\frac{2}{3}$ AC)

Suy ra SAMN = $\frac{1}{2} \times \frac{2}{3} \times {S_{ABC}}$ = $\frac{1}{3} \times {S_{ABC}}$

Vậy SAMN = $\frac{1}{2}$ SBMNC

b)  Nối A với D. Ta có:

SAMD = SBMD (chung chiều cao từ D xuống AB, đáy AM = NM).

Mà 2 tam giác này chung đáy MD nên chiều cao hạ từ A xuống MD bằng chiều cao hạ từ B xuống MD.

Từ 2 chiều cao này, kết hợp với việc chung đáy ND nên ta có SAND = SBND

Lại có SCND = $\frac{1}{2}$ SAND (chung chiều cao từ D xuống AC, đáy CN = 1/2 AN)

Suy ra SCND = $\frac{1}{2}$ SBND, mà 2 tam giác này chung chiều cao từ N xuống DB

Suy ra đáy CD = $\frac{1}{2}$ DB hay CD = BC.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"