Nội dung bài đọc
Bài thơ kể về một bạn nhỏ rất yêu thương gia đình, có trách nhiệm với công việc, quá trình cây cam lớn lên, có quả chín cũng là thời gian bạn nhỏ đang dần trưởng thành, hoàn thiện và có được những sự tiến bộ nhất định. |
1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 37 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “sà ngay vào luống đất” thể hiện điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo em, chi tiết bạn nhỏ vừa ở lớp về đã “sà ngay vào luống đất” thể hiện niềm yêu thích công việc trồng cây của mình.
2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 37 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Tìm những từ ngữ, hình ảnh cho thấy bạn nhỏ yêu thích công việc và làm việc rất khéo léo
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ, hình ảnh cho thấy bạn nhỏ yêu thích công việc và làm việc rất khéo léo: sà ngay vào, cuốc, cào, xáo, vun ủ, tưới nước, nhẹ nhàng, bứt.
3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 37 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Khi bố đi công tác xa, mỗi lần nhận được thư của bạn nhỏ, bố cảm thấy thế nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Khi bố đi công tác xa, mỗi lần nhận được thư của bạn nhỏ, bố cảm thấy bạn nhỏ trưởng thành hơn, chữ viết ngay ngắn hơn.
4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 37 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Em hiểu “điều bí mật” của bạn nhỏ là gì? “Điều bí mật” đó có kết quả tốt đẹp như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Điều bí mật của bạn nhỏ là quả cam do chính tay bạn trồng. Điều bí mật đó là thành quả sau thời gian dài bạn nhỏ chăm sóc, cây cam đã ra hoa và kết trái quả ngọt.
5
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc trang 37 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Bạn nhỏ trong bài thơ có những điểm gì đáng khen?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bạn nhỏ trong bài thơ là một người tình cảm với gia đình, có trách nhiệm với công việc.
1
Trả lời câu hỏi 1 Tự đọc sách báo trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Tìm đọc thêm ở nhà:
- Hai câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học và hành (học bài, làm bài, vận dụng bài học vào cuộc sống; gương thiếu nhi chăm học,…)
- 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về học và hành).
Phương pháp giải:
Em tự sưu tầm trên internet, sách báo,…
Lời giải chi tiết:
Ông trạng Nồi
Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hàng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học.
Năm ấy nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách, nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang mượn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.
Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Đến ngày yết bảng, tên chàng được xếp đầu bảng vàng, chàng đỗ trạng nguyên. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trọng và các vị đỗ đạt. Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:
– Nay nhà ngươi đã đỗ trạng nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua giúp nước. Trước khi nhà ngươi lĩnh việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên, thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi những vật báu và cho phép nhà ngươi tự chọn.
Nhà vua và các quan rất đỗi ngạc nhiên khi quan trạng tâu lên:
– Tâu bệ hạ! Thần chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ.
Hôm sau, quan trạng lên đường thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng của nhà vua ban cho.
Tin người học trò nghèo nọ đỗ trạng nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống, đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.
Khi về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi, cảm ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi nhỏ bằng vàng đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia đã cho chàng mượn nồi trong dịp ôn thi. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón vào nhà. Quan trạng nói:
– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. VÌ nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới đỗ đạt và được như ngày nay.
Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng rỡ vừa bối rối, nghĩ thầm: “Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mỉm cười thong thả nói:
– Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì!
Chủ nhà và dân làng nghe nói rất xúc động và cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng.
Vị trạng nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người nổi tiếng thời trước của nước ta, dân gian yêu mến vẫn quen gọi là Ông Trạng Nồi là lẽ như vậy.
2
Trả lời câu hỏi 2 Tự đọc sách báo trang 38 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhận vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
Phương pháp giải:
Dựa vào bài thơ trên em điền vào phiếu sách
Lời giải chi tiết:
Tên bài đọc: Ông trạng Nồi
Tác giả: truyện cổ tích
Em thấy ông trạng Nồi là một tấm gương hiếu học và cũng là người biết ơn những người từng giúp đỡ mình.