1
Trả lời câu hỏi 1 Nhận xét trang 55 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Tìm những từ ngữ được lặp lại trong bài thơ dưới đây:
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn thơ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn thơ các từ được lặp lại là từ: Em yêu
2
Trả lời câu hỏi 2 Nhận xét trang 55 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Em đọc phần bài học để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Việc lặp lại các từ ngữ đó có tác dụng làm nổi bật lên tình cảm của bạn nhỏ đối với thiên nhiên, gia đình và đất nước
1
Trả lời câu hỏi 1 Luyện tập trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Tìm và nêu tác dụng của điệp từ trong khổ thơ sau:
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
Phương pháp giải:
Dựa trên kiến thức đã học về điệp từ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Từ được lặp lại trong đoạn thơ là từ “tức thì”
Việc lặp này giúp người đọc cảm nhận được sự khẩn trương và nhanh chóng của các sự vật được nhắc đến
2
Trả lời câu hỏi 2Luyện tập trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều
Thay kí hiệu * bằng từ ngữ thích hợp để tạo thành điệp từ, điệp ngữ.
a, Buổi sáng, em thức giấc, bước ra vườn. Khu vườn nhỏ tràn ngập nắng. * nhảy nhót trên tán lá xanh. * dệt những sợi tơ mỏng manh trên thảm cỏ. * đọng vàng óng trên những bông cúc đại đóa kiêu sa.
b, Mâm cỗ trông trăng đang lặng lẽ tỏa hương. Hương thơm dịu mát của trái bưởi vàng rám nắng. * ngọt ngào của trái thị vàng ươm. * nồng nàn của những trái ổi ruột đỏ hồng hào,…Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị mùa thu.
Phương pháp giải:
Dựa trên kiến thức đã học về điệp từ để hoàn thành đoạn văn
Lời giải chi tiết:
a, Thay * thành từ “sương”
b, Thay * thành từ “hương”