Tiết 13 trang 123 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều

2024-09-14 05:14:13

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 123 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Tạm biệt lớp Năm

Cũng là nắng của tháng Năm

Cũng là hoa phượng đỏ sân nắng vàng

Rộn ràng trong tiếng ve ran

Làm xao động đến muôn vàn là xanh.

Mới ngày nào, mắt long lanh

Theo chân mẹ, bước dọc hành lang vui

Em vào lớp Một, chao ôi!

Bao nhiêu bỡ ngỡ... thế rồi thành quen.

Cô, thầy dìu dắt cho em

Nâng niu bài học, luyện rèn bản thân

Năm năm, xa đã hoá gần

Đã thành chị, đã thành anh hết rồi.

Lớp Năm ơi! Lớp Năm ơi!

Bảng đen còn đó, nụ cười còn đây

Bầu trời vẫn biếc màu mây

Bạn bè ơi! Những vòng tay ấm nồng.

Mai vào lớp Sáu, nhớ không?

Môi trường tiểu học ở trong tim mình.

 Bài thơ là lời của ai? Tìm ý đúng.

a) Lời của một học sinh mới được lên lớp Năm.

b) Lời của một học sinh đang học lớp Năm.

c) Lời của một học sinh vừa học hết lớp Năm.

d) Lời của một học sinh lớp Sáu nói về lớp Năm.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

c) Lời của một học sinh vừa học hết lớp Năm.


Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 123 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Ở khổ thơ 1, những hình ảnh quen thuộc của mùa hè gọi cho bạn nhỏ cảm nghĩ gì? Tìm ý đúng:

a) Nhớ lại kỉ niệm về những năm học trước.

b) Biết ơn mái trường và thầy cô thân yêu.

c) Bâng khuâng tạm biệt mái trường và bạn bè.

d) Tự nhủ sẽ nhớ mãi mái trường tiểu học thân yêu.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a) Nhớ lại kỉ niệm về những năm học trước


Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 123 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Em hiểu dòng thơ “Đã thành chị, đã thành anh hết rồi" như thế nào? Tìm các ý đúng:

a) Chúng em được các em nhỏ gọi là chị, là anh.

b) Chúng em thấy 5 năm trôi nhanh quá.

c) Chúng em đã cao lớn hơn trước.

d) Chúng em đã trưởng thành.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a) Chúng em được các em nhỏ gọi là chị, là anh.

c) Chúng em đã cao lớn hơn trước.

d) Chúng em đã trưởng thành.


Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 123 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Tìm và nêu tác dụng của điệp ngữ ở khổ thơ 4.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Điệp ngữ trong khổ thơ 4 là “Lớp Năm ơi! Lớp Năm ơi!”.

Điệp ngữ này được lặp lại để tạo ra sự nhấn mạnh, gợi lên sự gắn bó và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với lớp Năm.


Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 123 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Em hiểu hai dòng thơ cuối của bài thơ như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hai dòng thơ cuối của bài thơ cho thấy tình cảm của học sinh dù học sinh sẽ lên lớp Sáu nhưng mái trường Tiểu học vẫn sẽ mãi ở trong trái tim họ. Đây là biểu hiện của tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc đối với mái trường Tiểu học.


Câu 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 123 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều

Hãy viết một đoạn văn ngắn tạm biệt mái trường tiểu học của em.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Năm năm dưới mái trường này, em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp về bạn bè, thầy, cô và mái trường. Nhưng thời gian cứ trôi qua, sắp đến lúc em phải tạm biệt ngôi trường Phú Đô và bước sang một ngôi trường cấp hai mới. Sắp đến lúc chia tay rồi, nhưng dù mai này có đi đâu xa, em cũng không quên được mái trường Phú Đô. Kìa những quả bóng bay muôn sắc màu bay lên cao, chở theo những niềm mơ ước, như thay cho những lời chúc, lời tri ân, lời từ biệt thầy cô kính yêu và mái trường Tiểu học Phú Đô. Sẽ mãi mãi em không quên những giây phút này!

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"