Viết: Nghe - viết: Quê ngoại. Chữ hoa N (kiểu 2)

2024-09-13 16:09:32

Câu 1

Nghe – viết:

Quê ngoại

Nắng chiều ở quê ngoại

Óng ả vàng ngọn chanh

Lích chích trên cành khế

Tiếng chim trong lá xanh.

Những ngày ở quê ngoại

Tắm mát trên dòng sông

Rất nhiều hoa cỏ lạ

Thoang thoảng hương trên đồng.

PHẠM THANH CHƯƠNG

 


Câu 2

Chọn chữ hoặc vần phù hợp vào ô trống:

a. Chữ s hay x?

Cây sấu là cây âm nhạc với cái thân to và tán lá □anh tròn. Mỗi quả sấu là một nốt nhạc. Còn nhạc □ĩ là những chú ve □ầu râm ran trong tán lá □anh □uốt cả mùa hè.

Theo BĂNG SƠN

b. Vần in hay inh?

Cây xấu hổ

Mắt trong kẽ lá

T□ nghịch nh□ em

X□ đừng xấu hổ

Cây hãy làm quen.

Vì hay nhút nhát

Cây đứng một m□

Vì hay xấu hổ

Suốt đời lặng th□

THÁI THĂNG LONG

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, đoạn thơ vầ điền chữ, vần thích hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Chữ s hay x?

Cây sấu là cây âm nhạc với cái thân to và tán lá xanh tròn. Mỗi quả sấu là một nốt nhạc. Còn nhạc sĩ là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh suốt cả mùa hè.

Theo BĂNG SƠN

b. Vần in hay inh?

Cây xấu hổ

Mắt trong kẽ lá

Tinh nghịch nh□ em

Xin đừng xấu hổ

Cây hãy làm quen.

Vì hay nhút nhát

Cây đứng một mình

Vì hay xấu hổ

Suốt đời lặng thinh

THÁI THĂNG LONG

 


Câu 3

Tìm tiếng:

a. Bắt đầu bằng chữ s hay x có nghĩa như sau:

- Mùa đầu tiên trong năm.

- Trái ngược với đúng.

- Trái ngược với đẹp.

b. Có vần in hay inh có nghĩa như sau:

- Số tiếp theo số 8.

- Cùng nghĩa với đẹp.

- Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia…

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ yêu cầu của đề bài và tìm tiếng phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Bắt đầu bằng chữ s hay x có nghĩa như sau:

- Mùa đầu tiên trong năm: xuân

- Trái ngược với đúng: sai

- Trái ngược với đẹp: xấu

b. Có vần in hay inh có nghĩa như sau:

- Số tiếp theo số 8: chín

- Cùng nghĩa với đẹp: xinh

- Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia: tính


Câu 4

Tập viết:

a) Viết chữ hoa (kiểu 2):

b) Viết ứng dụng: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.


Phương pháp giải:

* Cấu tạo:

- Nét 1: Móc hai đầu trái lượn vào trong giống nét 1 ở chữ hoa M kiểu 2.

- Nét 2: Là kết hợp của hai nét cơ bản. Đó là nét lượn ngang và nét cong trái nối liền nhau. Hai nét tạo thành vòng xoắn nhỏ phía trên, giống nét 3 ở chữ hoa M – kiểu 2.

* Cách viết:

- Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu trái, hai đầu đều lượn vào trong. Dừng bút ở đường kẻ 2.

- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét móc ở đường kẻ 5. Tiếp đến viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đầu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái. Dừng bút ở đường kẻ 2.

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"