Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu về con lợn nhà em
Thân bài:
a. Tả hình dáng:
- Vóc dáng
- Cân nặng
- Màu da
- Đầu
- Tai
- Mũi
- Chân
- Đuôi
b. Tả hoạt động
- Thức ăn và cách ăn của lợn
- Dáng ngủ
Kết bài: Nêu cảm nhận của em về con lợn
Bài siêu ngắn
Còn nhớ hồi bố mới mua về, ỉn ta còn là một đứa trẻ con, vậy mà chỉ sau vài tháng chăm sóc cẩn thận, chú ta đã trở thành một chàng thanh niên khoẻ mạnh, so với nòi giống cũng khá tuấn tú, khôi ngô.
Hai cái tai to như lá mít, lúc nào cũng vểnh lên như đang nghe ngóng động tĩnh. Đôi má căng tròn, núng nính những thịt. Cái lỗ mũi dài, ươn ướt như người bị cảm cúm. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc thì kêu eng éc… Thân chú to và rất dài. Vì được chăm sóc cẩn thận nên cái bụng chú lúc nào cũng căng tròn, đầy những thịt. Nước da màu hồng nhạt, đẹp như màu hoa đào những ngày xuân.
Cái bộ chú ăn mới thô tục làm sao ! Nếu đã quá bữa mà chưa cho nó ăn. Thì chú sẽ kêu thật ầm ĩ cho đến khi nào có ngường cho ăn mới thôi. Mỗi lần ăn thì chú ăn lia lịa, cám, cháo, lá môn… dính trên mõm không biết bao nhiêu mà kể.
Ba em thường bảo: “Con ỉn này hứa hen cho gia đình chúng ta một món tiền lớn đấy !” Vì vậy nên em chăm sóc chú rất kĩ để chú thật mập mạp và bán được giá hơn.
Các bài mẫu
Bài tham khảo 1:
Con lợn giống nhà em nuôi nay đã được ba tháng rưỡi. Mới ngày nào đó, mẹ đưa từ trại chăn nuôi thị xã về, nó chỉ bằng quả dưa hấu lớn. Vậy mà nay đã xấp xỉ một tạ. Ai cũng khen con lợn sao mà chóng lớn thế!
Chú có một bộ lông trắng như cước lại được lớp da trắng mịn của giống nòi truyền lại làm nền, trông chú vốn đã trắng lại càng trắng hơn. Nhìn từ xa, chú giống như con bạch mã non vài tháng tuổi. Mỗi lần sục vào máng cám ăn y như một ống hút khổng lồ làm sôi lên những bọt nước như bong bóng của những cơn mưa mùa hạ, Chỉ một thoáng, máng cám đã nhẵn thín như ai chùi.
Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao! Từ máng cám đến góc chuồng chỉ độ ba sải tay của em mà chú phải ì à ì ạch một lúc sau mới lết tới được, rồi ngã bịch xuống nền chuồng, mũi miệng thi nhau thở. Những lúc như thế, nhìn đôi mắt của nó toàn lòng trắng cứ đờ đẫn ra y như chú đang ở trạng thái phê phê, thật buồn cười. Còn hai cái tai thì như hai cái lá mít phất qua phất lại như cám ơn mọi người cho chú chén những bữa no say mãn nguyện như thế.
Mỗi lần đi học về, em không quen ra vườn cắt rau đem vào cho chú một ôm to tướng. Chú vừa nhai rào rào vừa ve vẩy cái đuôi bông lau có vẻ thích thú lắm. Chỉ còn một tháng nữa là xuất chuồng, mẹ bảo: “Con ráng phụ chăn lợn cho chóng lớn, mẹ sẽ mua cho con đôi bông tai đeo cùng chúng bạn vào dịp sinh nhật tới”. Nói vậy thôi, chứ em sẽ cố gắng phụ mẹ để mẹ đỡ vất vả.
Em rất yêu quý chú lợn nhà em, em mong chú lớn thật nhanh và khỏe mạnh để đến ngày làm tăng thu nhập kinh tế cho gia đình em.
Bài tham khảo 2:
Gia đình em sống ở nông thôn nên từ khi em còn nhỏ đã quá quen thuộc với hình ảnh con lợn. Không chỉ gia đình em mà hầu hết mọi gia đình trong làng đều nuôi lợn, nhà nào nuôi nhiều có đến hàng chục, hàng trăm con, còn nhà nuôi ít chỉ khoảng 1-2 con.
Nhà em chỉ nuôi 2 con lợn nái, chúng rất to và nặng, ước chừng mỗi con phải hơn 100kg, tuy thân hình có vẻ nặng nề nhưng đôi chân với bắp giò to chắc khỏe giúp chúng đi lại uyển chuyển hơn, từng bước đi là cặp mông núng nính lắc lư theo trông rất ngộ nghĩnh, chiếc đuôi ngắn tủn luôn ngoe nguẩy. Đôi tai của chú lợn to và nặng đến nỗi không còn vểnh lên được mà cứ ủ rũ xuống áp sát vào má, khi được gọi ăn mới khẽ vểnh lên lắng nghe. Lợn có chiếc mũi thật xấu xí nhưng cũng rất đặc biệt, mũi ở trước miệng nhưng khi chúng ăn không hề bị sặc, thi thoảng lại hếch lên hếch xuống rất điệu nghệ. Nhà em cho lợn ăn hoàn toàn bằng cám gạo trộn với rau xanh, là thức ăn khô nên chúng ăn rất từ tốn, không bắn bẩn ra ngoài, ăn xong lại ra máng nước uống rồi tìm chỗ nằm kềnh, chúng rất lười vận động, cả hai con ăn xong sẽ ngủ đến lúc đói mới thức dậy réo lên vài tiếng "éc éc" nhắc người cho ăn bữa tiếp theo, cứ phải cho chúng ăn mới ngừng được tiếng kêu đói ấy.
Lợn quả là những con vật hiền lành và đáng yêu, không hề gây khó chịu với con người, ngược lại còn mang giá trị kinh tế cao cho người nông dân.