Câu 1
Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình? (đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn sau để trả lời câu hỏi:
Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đổ vào gôn, đã đi đá lại,... Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.
Một hôm, đến sân bóng thấy gấu đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi nói: “Cậu giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.
Lời giải chi tiết:
Cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình vì gấu con đã đá bóng giỏi.
Câu 2
Viết lại lời khen của các bạn dành cho gấu con trong bài đọc.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn sau để tìm lời khen của các bạn dành cho gấu con:
Một hôm, đến sân bóng thấy gấu đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi nói: “Cậu giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.
Lời giải chi tiết:
Lời khen của các bạn dành cho gấu con là: “Cậu giỏi quá!”
Câu 3
Viết lại những tên riêng được viết đúng chính tả
(Hồng, minh, Hùng, thùy, Phương, Giang)
Phương pháp giải:
Em quan sát và tìm những tên riêng được viết đúng chính tả
Tên riêng viết đúng chính tả là tên được viết hoa chữ cái đầu tiên.
Lời giải chi tiết:
Những tên riêng được viết đúng chính tả là: Hồng, Hùng, Phương, Giang.
Câu 4
Viết tên của các bạn học sinh dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Phương pháp giải:
Em quan sát các tên trong đề bài và chỉ ra chữ cái đầu tiên trong tên của mỗi người:
- Nguyễn Ngọc Anh: chữ A
- Nguyễn Mjanh Vũ: chữ V
- Phạm Hồng Đào: chữ Đ
- Hoàng Văn Cường: chữ C
- Lê Gia Huy: chữ H
Em sắp xếp các chữ cái A, V, Đ, C, H theo thứ tự bảng chữ cái.
Lời giải chi tiết:
Thứ tự các tên sau khi được sắp xếp là:
Câu 5
Viết họ tên của em và 2 bạn trong tổ
Phương pháp giải:
Em lựa chọn tên của 2 bạn trong tổ và viết tên 2 bạn đó vào vở bài tập.
Lời giải chi tiết:
1. Đặng Diệu Ngọc
2. Lê Thái Dương
3. Nguyễn Phương Ly
Câu 6
Viết tên các trò chơi dân gian dưới đây.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh, chú ý hoạt động của các bạn trong tranh và cho biết đó là trò chơi gì?
Lời giải chi tiết:
Câu 7
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động.
Phương pháp giải:
Em nối từ ngữ chỉ sự vật ở cột A với từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp với sự vật đó ở cột B để tạo thành câu đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu 8
Viết câu nêu hoạt động trong từng tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát từng bức tranh và chú ý hoạt động của các bạn nhỏ.
Lời giải chi tiết:
Tranh 1: Hai bạn nhỏ chơi bóng bàn.
Tranh 2: Hai bạn nhỏ chơi cầu lông.
Tranh 3: Ba bạn học sinh chơi bóng rổ.
Câu 9
Dựa vào gợi ý, viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.
G: - Hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia là gì?
- Em tham gia cùng với ai, ở đâu?
- Hoạt động hoặc trò chơi đó diễn ra như thế nào?
- Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế và dựa vào các gợi ý để kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.
Lời giải chi tiết:
* Bài tham khảo 1:
Vào giờ ra chơi sáng thứ tư hàng tuần, trường em đều tổ chức hoạt động thể dục giữa giờ cho học sinh. Khi bác bảo vệ đánh trống báo hiệu giờ ra chơi, tất cả học sinh của cả trường sẽ cùng ra sân và xếp hàng theo lớp. Cô tổng phụ trách là người đứng ở trên hướng dẫn chúng em tập các động tác của bài thể dục. Em rất thích hoạt động tập thể dục giữa giờ vì nó giúp cho chúng em khỏe mạnh hơn.
* Bài tham khảo 2:
Nhảy dây là trò chơi mà em rất thích. Mỗi giờ ra chơi, em và các bạn trong tổ sẽ cùng nhau xuống sân trường nhảy dây. Trò chơi này có hai bạn phải làm và các bạn còn lại sẽ nhảy qua dây. Nếu ai không nhảy qua được thì phải vào làm thay hai bạn lúc đầu. Em cảm thấy rất vui mỗi khi được chơi nhảy dây.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]