Câu 1
Dựa vào khổ thơ thứ nhất trong bài đọc, điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ đầu của bài đọc và điền những từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn
Câu 2
Gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật trong hai khổ thơ sau:
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió.
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai khổ thơ và gạch chân các từ ngữ chỉ sự vật.
Lời giải chi tiết:
Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm
Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió.
Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.
Câu 3
Câu thơ Trang sách không nói được/ Sao em nghe điều gì có nghĩa là:
Phương pháp giải:
Em đọc câu thơ và đánh dấu ü vào ô trống đứng trước đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.
Phương pháp giải:
Em chọn 2 trong số các cuốn sách mình đã đọc và viết tên tác giả của 2 cuốn sách đó.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả của cuốn sách Dế mèn phiêu lưu ký là Tô Hoài.
- Tác giả của cuốn sách Có một con mọt sách là Đỗ Hồng Ngọc.
Câu 5
Chọn a hoặc b.
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới …ên.
- Hay học thì sang, hay …àm thì có.
- …ật từng trang từng trang
Giấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
…ắn …ót bàn tay xinh.
(Theo Nguyễn Quang Huy)
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
- (gắn/gắng): ……… bó, cố ……….., …………. sức
- (nắn/nắng): ánh ……….., uốn ……….., ………. nót
- (vần/vầng): ………… thơ, ……… trăng, ………. trán
- (vân/vâng): ……… gỗ, ……… lời, ………. tay
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ yêu cầu của đề bài và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Điền l hoặc n vào chỗ trống.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Lật từng trang từng trang
Giấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
Nắn nót bàn tay xinh.
(Theo Nguyễn Quang Huy)
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.
- (gắn/gắng): gắn bó, cố gắng, gắng sức
- (nắn/nắng): ánh nắng, uốn nắn, nắn nót
- (vần/vầng): vần thơ, vầng trăng, vầng trán
- (vân/vâng): vân gỗ, vâng lời, vân tay
Câu 6
Nối từ ngữ với nhóm thích hợp.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ và nối với nhóm thích hợp
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ chỉ sự vật: cái bảng, tờ giấy, viên phấn
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: đen bóng, trắng tinh, nhỏ xinh
Câu 7
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ tương ứng ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ chỉ sự vật ở cột A và từ ngữ chỉ đặc điểm ở cột B để nối thành câu thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Câu 8
Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.
Phương pháp giải:
- Với câu hỏi thì em điền dấu chấm hỏi ở cuối.
- Những câu còn lại em điền dấu chấm.
Lời giải chi tiết:
Câu 9
Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập dựa trên các gợi ý sau:
G:
- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
- Nó có những đặc điểm gì? (về hình dạng, màu sắc)
- Nói giúp ích gì cho em trong học tập?
- Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?
Phương pháp giải:
Em lựa chọn một đồ dùng học tập và dựa vào các gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
* Bài tham khảo 1:
Chiếc cặp sách là đồ dùng học tập mà em thích nhất. Cặp sách của em có màu hồng. Phía ngoài có hình của nhiều công chúa. Em dùng cặp sách để đựng những đồ dùng học tập khác như sách vở, bút, tẩy, thước kẻ,… Chiếc cặp sách giống như người bạn thân thiết của em.
* Bài tham khảo 2:
Chiếc hộp bút là món quà sinh nhật bố tặng em. Nó có hình chiếc ô tô màu xanh nước biển. Bên trong có hai ngăn để đựng bút. Chiếc hộp bút là đồ vật dùng để đựng bút, tẩy và gọt bút chì. Hộp bút giúp em sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp hơn.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]