MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 17 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Trong truyện ngụ ngôn Ê-dốp (Aesop), để uống được nước, một con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước. Theo em, con quạ có thể uống được nước không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Trong truyện ngụ ngôn Ê-dốp (Aesop), để uống được nước, một con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước.
Lời giải chi tiết:
Theo em, con quạ uống được nước. Trong truyện, con quạ đã thả từng viên sỏi vào bình nước để làm tăng mực nước lên cao hơn, từ đó có thể đến gần hơn với mực nước và uống được.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 17 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Sắp xếp các chất: muối ăn, hơi nước, nhôm, nitơ (nitrogen), nước uống, dầu ăn, giấm ăn, oxy (oxygen), thuỷ tinh (ở nhiệt độ bình thường) vào vị trí thích hợp theo bảng gợi ý dưới đây.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng gợi ý
Lời giải chi tiết:
Trạng thái rắn | Trạng thái lỏng | Trạng thái khí |
Muối ăn Nhôm Thủy tinh | Nước uống Dầu ăn Giấm ăn | Hơi nước Ni-tơ Ô-xi |
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 17 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Bơm cùng một lượng khí vào hai quả bóng bay khác nhau (hình 2). Quan sát hình và cho biết chất ở trạng thái khí có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2
Lời giải chi tiết:
Bơm cùng một lượng khí vào hai quả bóng bay khác nhau (hình 2). Quan sát hình và ta thấy chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định và có hình dạng của vật chứa nó.
CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 17 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 3 và nhận xét vị trí của ruột bơm tiêm cố định hay thay đổi khi bơm tiêm chứa cùng một lượng không khí. Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3
Lời giải chi tiết:
Quan sát hình 3 và ta thấy khi vị trí của ruột bơm tiêm thay đổi khi bơm tiêm chứa cùng một lượng không khí. Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian không xác định.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 18 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Rót vào ống đong 100ml nước, sau đó đồ toàn bộ nước trong ống đong vào bình tam giác (hình 4). Quan sát hình và cho biết: Chất ở trạng thái lỏng có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4
Lời giải chi tiết:
Chất ở trạng thái lỏng có hình dạng của vật chứa nó
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 18 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Rót vào ống đong 100ml nước, sau đó đồ toàn bộ nước trong ống đong vào bình tam giác (hình 4). So sánh lượng nước trong ống đong và bình tam giác. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4
Lời giải chi tiết:
Lượng nước trong ống đong và bình tam giác bằng nhau và băng 100 ml. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định.
CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 18 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát hình 5 và cho biết, viên đá có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5
Lời giải chi tiết:
Viên đá có hình dạng xác định.
CH 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 18 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Thả lần lượt viên đá vào cốc ở hình 6a và cốc ở hình 6b. Quan sát hình 6.
+ Nhận xét mực nước trước và sau khi thả viên đá. Giải thích.
+ So sánh lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá.
Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thải rắn chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 6
Lời giải chi tiết:
Thả lần lượt viên đá vào cốc ở hình 6a và cốc ở hình 6b. Quan sát hình 6.
+ Mực nước tăng lên sau khi thả viên đá vào.
+ Lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá bằng nhau
Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thải rắn chiếm khoảng không gian xác định
CH 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 18 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Người ta đã vận dụng đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7
Lời giải chi tiết:
Người ta vận dụng đặc điểm có hình dạng xác định nào của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7
CH 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 18 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Con quạ trong hoạt động mở đầu đã làm gì để nước dâng lên trong bình? Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn?
Phương pháp giải:
Dựa vào hoạt động mở đầu
Lời giải chi tiết:
Con quạ thả sỏi vào nước để nâng mực nước lên và có nước để uống.
Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm chiếm khoảng không gian xác định.
CH 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 18 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn?
Phương pháp giải:
Dựa vào hoạt động mở đầu
Lời giải chi tiết:
Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm chiếm khoảng không gian xác định.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 19 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Quan sát và nhận xét sự biến đổi trạng thái của nến vụn dưới tác dụng của nhiệt.
Phương pháp giải:
Quan sát
Lời giải chi tiết:
Vụn nến tan chảy thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt.
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 19 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Đọc thông tin và mô tả sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin và mô tả.
Lời giải chi tiết:
Cồn khi để ở nhiệt độ phòng và không có nắp sẽ bị bay hơi
CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 19 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Nêu ví dụ mà em biết về sự biến đổi trạng thái của chất trong đời sống hằng ngày.
Phương pháp giải:
Học sinh tự nêu ví dụ
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
- Nước đun sôi chuyển từ trạng thái lỏng thành hơi.
- Nước đặt trong tủ lạnh đông lại thành đá.
- Sôcôla đặt trong nước nóng tan chuyển từ trạng thái rắn thành lỏng.
- Nước đóng băng trong tủ lạnh chuyển từ trạng thái lỏng thành rắn.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 20 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Giải thích vì sao người ta sử dụng cồn là thành phần chính trong nước rửa tay khô?
Phương pháp giải:
Cồn nhanh chóng bay hơi.
Lời giải chi tiết:
Cồn có khả năng diệt khuẩn và virus, giúp làm sạch và khử trùng tay nhanh chóng, đồng thời nhanh chóng bay hơi sau khi sử dụng, giúp tay khô nhanh mà không cần sử dụng nhiệt độ cao để làm khô.
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 20 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Đọc thông tin và giải thích vì sao trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin
Lời giải chi tiết:
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên do tình trạng ô nhiễm không khí. Sự thay đổi nhiệt độ này khiến băng ở Bắc Cực tan ra khiến cho trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống.
CH 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 20 SGK Khoa học 5 Kết nối tri thức
Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất để tạo các hình dạng khác nhau từ nến.
Phương pháp giải:
Vận dụng sự biến đổi trạng thái của chất
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự làm.