Bài 17. Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật trang 64 SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 06:07:49

Câu hỏi 1

Vẽ hoặc viết những điều em đã học được từ chủ đề Thực vật và động vật, chia sẻ với bạn.


Phương pháp giải:

Chia sẻ với bạn những điều em đã học được.

Lời giải chi tiết:

THỰC

VẬT

ĐỘNG

VẬT

Thực vật

Sự sinh sản của thực vật có hoa

- Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuy.

- Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Hoa lưỡng tính có cả nhị và nhuỵ trên cùng một hoa.

Sau khi thụ phấn, thụ tinh xảy ra, tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.

Sự lớn lên và phát triển của thực vật có hoa

- Hạt gồm các bộ phận: vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng.

• Đối với các thực vật có hoa, cây con có thể được mọc lên từ hạt hoặc từ một số bộ phận của cây mẹ như lá, thân, cành, rễ trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

• Thực vật có ba giai đoạn phát triển chính: nảy mầm, cây con, cây trưởng thành.

Động vật

Sự sinh sản của động vật

Đa số động vật có con đực và con cái. Tinh trùng được hình thành trong cơ quan sinh dục của con đực. Trứng được hình thành trong cơ quan sinh dục của con cái. Qua thụ tinh, tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi. Phôi phát triển thành thai. Ở phần lớn động vật đẻ trứng, phôi phát triển trong trứng rồi nở thành con non. Ở hầu hết động vật đẻ con, phôi phát triển qua các giai đoạn trong cơ thể con cái và sinh ra con non.

Sự lớn lên và phát triển của động vật

Đối với động vật đẻ trứng, trứng sau khi được thụ tinh nở thành con non hoặc ấu trùng. Chúng phát triển qua các giai đoạn trung gian thành con trưởng thành.

Ở các động vật đẻ trứng, trứng được thụ tinh nở thành con non và phát triển thành con trưởng thành (như gà, vịt,...) hoặc nở thành ấu trùng và trải qua một số giai đoạn biến đổi để phát triển thành con trưởng thành (như muỗi, bướm, ếch,...).

• Hầu hết thủ đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Thú con lúc mới sinh có hình dạng giống với thú trưởng thành và được thú mẹ chăm sóc, bảo vệ.


Câu hỏi 2

Vẽ vòng đời của một số động vật mà em biết.

Phương pháp giải:

Học sinh tự vẽ

Lời giải chi tiết:


Câu hỏi 3

Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp để làm giảm thiệt hại do động vật gây ra trong trồng trọt và đời sống hàng ngày


Phương pháp giải:

Tìm hiểu qua sách báo, internet,...


Lời giải chi tiết:

- Việc giảm thiệt hại do động vật gây ra trong trồng trọt và đời sống hàng ngày có thể được thực hiện thông qua một số biện pháp cụ thể.

+ Thực hiện rà soát kỹ lưỡng để phát hiện và kiểm soát sự hiện diện của động vật gây hại như sâu bệnh, côn trùng gây hại, gặm nhấm. Sử dụng phương pháp kiểm soát hữu cơ hoặc hóa học phù hợp để giảm số lượng động vật gây hại mà không gây hại đến môi trường.

+ Xây dựng và duy trì các hệ thống sinh thái tự nhiên như vườn rừng, hệ thống sông ngòi, hoặc các khu vực sinh thái tự nhiên khác có thể tạo ra môi trường sống và thức ăn cho động vật, giảm thiểu sự xâm nhập vào các vùng trồng trọt hoặc khu dân cư.

+ Sử dụng phương pháp trồng cây phù hợp: Chọn lựa và trồng các loại cây có tính chất chống sâu bệnh, côn trùng gây hại hoặc có thể sử dụng các loại cây cỏ để tạo ra rào cản tự nhiên ngăn chặn sự xâm nhập của động vật.



Câu hỏi 4

Chia sẻ với bạn về các sản phẩm của em

Phương pháp giải:

Học sinh tự chia sẻ với bạn

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự chia sẻ với bạn

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"