MĐ
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 43 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Quan sát một cây có hoa được trồng ở địa phương em, mô tả sự lớn lên và phát triển của cây đó.
Phương pháp giải:
Quan sát một cây có hoa được trồng ở địa phương em.
Lời giải chi tiết:
Sau khi gieo hạt, hạt nẩy mầm → hạt xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu → cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu → cây lớn dần tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa, cây cao hoa nở.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 43 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Nêu tên các bộ phận của hạt đậu trong hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 1
Lời giải chi tiết:
Các bộ phận của hạt đậu: Phôi, vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ.
TH
Trả lời câu hỏi Thực hành trang 43 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Dựa vào hình 2, vẽ sơ đồ và ghi chú tên các bộ phận của hạt lạc
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 2
Lời giải chi tiết:
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 44 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Nêu các giai đoạn cây non mọc lên từ hạt và sự lớn lên của cây đậu đỏ. Ở mỗi giai đoạn, cây thay đổi như thế nào.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3.
Lời giải chi tiết:
- Hạt nảy mầm: Sau khi gieo hạt, hạt nẩy mầm.
- Cây non: Hạt xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu → cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu.
- Cây trưởng thành: Cây lớn dần tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa, cây cao hoa nở sau đó kết quả.
LT & VD
Trả lời câu hỏi Luyện tập và Vận dụng trang 44 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Sắp xếp các hình từ 4a đến 4g cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cây, nêu tên mỗi giai đoạn đó.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4.
Lời giải chi tiết:
Sắp xếp:
b: gieo hạt.
a: hạt nảy mầm.
c: cây non.
e: cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá.
d: cây lớn dần tăng chiều cao, xuất hiện hoa.
g: từ hoa cây kết quả.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 45 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Cho biết cây con trong hình 5, 6, 7 mọc ra từ bộ phận nào của cây mẹ. Trình bày sự lớn lên của cây non đó.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5, 6, 7.
Lời giải chi tiết:
- Hình 5: Cây con mọc ra từ rễ (rễ củ);
- Hình 6: Cây con mọc ra từ thân (thân củ);
- Hình 7: Cây con mọc ra từ lá.
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 45 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Sắp xếp các hình phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây khoai tây bắt đầu từ thân (thân củ). Nêu tên mỗi giai đoạn của cây.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 8.
Lời giải chi tiết:
Sắp xếp:
c: Thân củ nảy mầm.
a: Cây non.
b: Cây lớn dần, xuất hiện nhiều rễ.
d: Cây xuất hiện hoa, từ rễ xuất hiện củ khoai tây.
LT & VD 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập và Vận dụng 1 trang 46 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Tìm một số ví dụ khác về cây non mọc ra từ thân, rễ hoặc lá của cây mẹ.
Phương pháp giải:
Học sinh tự lấy ví dụ.
Lời giải chi tiết:
- Cây con mọc ra từ thân: cây mía, cây khoai mì (cây sắn mì), cây bưởi …
- Cây con mọc ra từ rễ: cây khoai lang, cây khoai tây, cây gừng, cây nghệ,…
- Cây con mọc ra từ lá: cây lá bỏng, cây hoa đá…
LT & VD 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập và Vận dụng 2 trang 46 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Khi trồng cây lúa, cây mía, cây bưởi,…, người ta có thể sử dụng từ bộ phận nào của cây?
Phương pháp giải:
Quan sát ở thực tiến.
Lời giải chi tiết:
Khi trồng cây lúa người ta có thể dùng bộ phận hạt, cây mía dùng thân, cây bưởi dùng thân.
TH
Trả lời câu hỏi Thực hành trang 46 SGK Khoa học 5 Cánh diều
Mỗi nhóm chọn cách trồng cây bằng hạt hoặc rễ, thân, lá.
Chuẩn bị:
- Chậu nhỏ chứa đất ẩm.
- Hạt đậu: 10 hạt to, chắc.
- Thân cây hoa hồng hoặc cây lá bỏng, củ khoai lang.
Tiến hành:
- Gieo hạt đậu vào trong đất ẩm, phủ nhẹ đất lên trên, cắm thân cây hoa hồng (hoặc lá cây lá bỏng), củ khoai lang vào đất ẩm.
- Đặt chậu đã gieo hạt hoặc chậu cây vào chỗ mát.
- Hằng ngày quan sát, chú ý giữ đất ẩm.
- Ghi chép kết quả vào bảng theo gợi ý, có thể chụp ảnh ghi lại kết quả hằng ngày.
- Báo cáo kết quả sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày.
Ngày | Kết quả quan sát được | |
Chiều cao | Số lá | |
? | ? | ? |
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn
Lời giải chi tiết:
Học sinh thực hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.