Khởi động
Trả lời Câu hỏi trang 6 Khởi động SGK Đạo đức 5
Nghe/hát bài hát Kim Đồng (nhạc và lời: Phong Nhã) và thực hiện yêu cầu:
- Em biết gì về nhân vật trong bài hát
- Nêu cảm nhận xủa em khi nghe bài hát này.
Phương pháp giải:
Nghe bài hát và đưa ra cảm xúc của em.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật qua bài hát là anh Kim Đồng:
+ Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ.
+ Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn.
+ Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin ở Cao Bằng vào ngày 15 tháng 2 năm 1943 khi anh vừa mới tròn 14 tuổi
- Sau khi nghe bài hát này, em thấy vô cùng xúc động và biết ơn người anh hùng trẻ tuổi đã hi sinh vì đất nước.
1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 6 Kiến tạo tri thức mới SGK Đạo đức 5
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
- Nêu đóng góp của các nhân vật trong tranh với quê hương, đất nước.
- Kể thêm tên và đóng góp của người có công với quê hương, đất nước.
Phương pháp giải:
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a, Đóng góp của các nhân vật trong tranh:
- Hai Bà Trưng: Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ. Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.
- Lý Thái Tổ: trong gần 20 năm trị vì (1009-1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên các phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử, đó là công cuộc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nhà nước phong kiến độc lập và mở ra một giai đoạn lịch sử mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long.
- Trần Quốc Toản: Trần Quốc Toản đã trực tiếp chỉ huy đội quân hơn 1000 người sát cánh chiến đấu với quân chủ lực của triều đình góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Giặc Mông - Nguyên phải bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước.
- Võ Thị Sáu: chị đã gia nhập cuộc cách mạng từ khi mới 14 tuổi. Không mất quá nhiều thời gian, chị trở thành một nữ chiến sĩ trinh sát được biết đến với lòng gan dạ, quyết tâm bất khuất trong đội công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, trong lúc tham gia trận dánh tiêu diệt một nhóm địch ở chợ quê gần nhà, chị Sáu đã bị bắt. Cả một năm trôi qua trong khám Chí Hào, chị phải chịu đựng những đòn roi tra tấn và bị tra hỏi đủ thứ. Nhưng dù gian khó, chị Võ Thị Sáu vẫn kiên cường không bỏ cuộc, không khuất phục trước áp lực của kẻ thù.
- Trần Đại Nghĩa: giáo sư, viện sĩ, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (1913-1997) là một người tài đức, vẹn toàn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người có công lớn trong việc gây dựng nền quân giới, chế tạo vũ khí, góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc
- Tôn Thất Tùng: Ông là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch” (còn được gọi là “phương pháp cắt gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”). Suốt cuộc đời, giáo sư luôn gắn bó với bệnh viện, với các đồng nghiệp, các học trò và các bệnh nhân của mình, ông làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời.
b, Một số người có đóng góp với quê hương đất nước:
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao to lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
- Nhạc sĩ Văn Cao
Văn Cao là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.
2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 7 Kiến tạo tri thức mới SGK Đạo đức 5
Đọc câu chuyện “MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG” và trả lời câu hỏi:
- Mẹ Thứ đã có những đóng góp gì cho quê hương, đất nước?
- Theo em, vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu chuyện và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Những đóng góp của mẹ Thứ:
+ Mẹ đào hầm để nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng.
+ Mẹ thức canh các cuộc họp quan trọng của cán bộ chiến sĩ.
+ Chồng, 9 người con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại của mẹ Thứ là liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc.
- Phải biết ơn những người có công với đất nước vì: họ đã có những đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực, giúp đất nước hoà bình và phát triển như ngày hôm nay, để chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như vậy.
1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 8 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Nhận xét các ý kiến sau
- Ý kiến 1: Chỉ có người đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước mới là người có công.
- Ý kiến 2: Người có đóng góp trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều là người có công.
- Ý kiến 3: Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước.
- Ý kiến 4: Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. g. Chỉ có những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm mới là người có công với quê hương, đất nước.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các ý kiến và nhận xét ý kiến đó đúng hay sai, giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Ý kiến 1: Ý kiến này không chính xác. Đóng góp có thể có nhiều hình thức khác nhau và mức độ quan trọng của mỗi đóng góp cũng có thể khác nhau. Những người có đóng góp nhỏ cũng có thể có công đối với quê hương và đất nước, và không chỉ những người đóng góp lớn mới được coi là người có công.
- Ý kiến 2: Ý kiến này chính xác. Người có đóng góp trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều có thể được coi là người có công. Đóng góp có thể liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ, và nhiều lĩnh vực khác. Việc đóng góp trong các lĩnh vực này đều có thể có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và được coi là có công.
- Ý kiến 3: Ý kiến này chính xác. Những người dùng quyền hành để tham ô và lợi dụng quyền hành cá nhân không được coi là người có công với quê hương và đất nước. Tham ô và lạm dụng quyền hành không chỉ gây hại cho xã hội mà còn vi phạm quyền lợi của người dân và đất nước.
- Ý kiến 4: Ý kiến này chính xác. Biết ơn những người có công với quê hương và đất nước là điều đáng làm. Những người có công đã góp phần xây dựng và phát triển quốc gia, tạo ra những điều tốt đẹp và cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người.
2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 9 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm dưới đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các việc làm và đưa ra ý kiến của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Bức tranh 1: Em đồng tình với ý kiến cần phải trân trọng các đóng góp của những nhà khoa học. Vì đó là những phát minh, sáng kiến giúp cuộc sống của con người tốt hơn
- Bức tranh 2: Em đồng tình với ý kiến đó. Dù là các dân tộc ít người nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp lớn lao của họ đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Tiêu biểu là Anh hùng Núp – dân tộc Ba Na
- Bức tranh 3: Em đồng tình với ý kiến tự hào về nhà giáo ưu tú. Những người giáo viên có đóng góp vô cùng to lớn trong sự nghiệp trồng người, phát triển mầm non của đất nước
- Bức tranh 4: Em không đồng tình với ý kiến: Nghệ nhân quan họ không phải người có công. Họ cũng có những đóng góp lớn trong lĩnh vực văn hoá.
3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 9 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Xử lí tình huống:
Tình huống 1: Cụ nội của Na được truy tặng Huân chương Kháng chiến. Na định kể về cụ trong bài viết “Kể về người có công với quê hương em”. Khi Na chia sẻ điều này với Cốm, Cốm nói: “Cụ không được nhiều người biết, bạn bên chọn một anh hùng nổi tiếng”,
- Em có đồng ý với Cốm không?
- Nếu là Na, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Hôm nay, Bin và em trai được bố dẫn đi khám sức khỏe tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Em Bin hỏi bố: “Phạm Ngọc Thạch là ai ạ? Tại sao lại lấy tên ông đặt cho bệnh viện ạ?” Bố quay sang nhìn Bin: “Con giải thích cho em được không?”.
Nếu là Bin, em sẽ nói gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các tình huống và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
a, Tình huống 1: Em không đồng tình với ý kiến của Cốm
Nếu là Na, Na có thể trả lời Cốm một cách tự tin và tự hào về cụ nội của mình. Na có thể nói rằng việc truy tặng Huân chương Kháng chiến cho cụ nội là một minh chứng rõ ràng về đóng góp và công lao của cụ trong cuộc kháng chiến. Không cần phải chọn một anh hùng nổi tiếng, cụ nội đã có công với quê hương và đất nước, và Na muốn chia sẻ về câu chuyện đáng tự hào đó.
b, Tình huống 2:
Bin có thể kể về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch: Phạm Ngọc Thạch (1909–1968) là một nhà khoa học y khoa Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.
1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 10 Vận dụng SGK Đạo đức 5
Lập danh sách và chia sẻ với bạn về những đóng góp của các nhân vật có công với quê hương, đất nước tại địa phương em?
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của em để chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Một số nhân vật có đóng góp to lớn (em có thể lựa chọn những người tại vùng quê của em)
a, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có công lao to lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
b, Nhạc sĩ Văn Cao
Văn Cao là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một chiến sĩ cách mạng, họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.
c, Bác sĩ Tôn Thất Tùng
Giáo sư, Viện sĩ, bác sĩ Tôn Thất Tùng là người đầu tiên nghiên cứu thành công phương pháp “cắt gan có kế hoạch”, còn được gọi là “phương pháp cắt gan khô” hay “phương pháp Tôn Thất Tùng”. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu. Suốt cuộc đời, ông luôn gắn bó với bệnh viện và bệnh nhân. Ông làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời và để lại 123 công trình khoa học có giá trị
d, Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ
Mẹ Thứ là Mẹ Việt Nam anh hùng có con cháu đã hy sinh cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc nhiều nhất tỉnh Quảng Nam. Chồng, 9 người con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại của mẹ Thứ là liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc.
Mẹ đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trao tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng vào ngày 17/12/1994.
2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 10 Vận dụng SGK Đạo đức 5
Sưu tầm bài hát, bài thơ về người có công với quê hương, đất nước.
Phương pháp giải:
Sưu tầm và chia sẻ với các bạn.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ: Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Tác giả: Nguyễn Đức Toàn)
Mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa Lê-ki-ma nở
Ở quê ta miền Đất đỏ
Sông núi đất nước ơn người anh hùng
Đã chết cho đời sau
Người thiếu nữ ấy như mùa xuân
Chị đã dâng cả cuộc đời
Để chiến đấu với bao niềm tin
Dù chết vẫn không lùi bước
Chị Sáu đã hi sinh rồi
Giọng hát vẫn như còn vang dội
Vào trái tim những người đang sống
Giục đi lên không bao giờ lùi!
Dù hoa Lê-ki-ma nở
Mồ xanh vẫn còn nức nở
Khi đất nước vẫn chia làm hai miền
Đêm đến bao giờ sáng
Cho hoa kia nở
Mùa xuân lan tràn xứ sở
Tôi đến hát trước nấm mồ chôn sâu
Người nữ anh hùng…