Khởi động
Trả lời Câu hỏi 1 trang 62 Khởi động SGK Đạo đức 5
Chia sẻ cùng bạn
Giả sử em được mẹ cho 100 000 đồng để đi chợ, em sẽ sử dụng số tiền này như thế nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tình huống và chia sẻ cách sử dụng số tiền.
Lời giải chi tiết:
- Em sẽ mua:
+ Thịt lợn: 50.000.
+ Rau ngót: 2 mớ - 10.000.
+ Cá rô phi: 20.000.
+ Cam: 20.000
- Như vậy sẽ đủ cho bốn người ăn gồm: 1 món canh (rau ngót nấu thịt); 2 món mặn (cá rô phi rán và thịt kho); hoa quả tráng miệng (cam).
1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 62 Khám phá SGK Đạo đức 5
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Em hãy nêu cách sử dụng tiền hợp lí trong mỗi bức tranh trên.
b. Hãy nêu thêm các cách sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết.
Phương pháp giải:
Xem kĩ các bức tranh để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Em hãy nêu cách sử dụng tiền hợp lí trong mỗi bức tranh trên:
+ Tranh 1: Viết kế hoạch chi tiêu để sử dụng tiền một cách hợp lí và có kế hoạch
+ Tranh 2: Viết sổ chi tiêu để ghi lại những khoản tiền đã dùng
+ Tranh 3: Cân nhắc mua những đồ thực sự cần thiết
+ Tranh 4: Tiết kiệm tiền để mua cặp sách mới chứ không vay tiền bạn
b. Hãy nêu thêm các cách sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết:
+ Không mua đồ chơi khi ở nhà vẫn còn nhiều
+ Mua những thứ cần thiết trước.
+ Không tiêu tiền vào những mục đích vô bổ như chơi game, ăn uống đồ ăn độc hại,..
2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 63 Khám phá SGK Đạo đức 5
Đọc thông tin PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU KA-KÊ-BÔ và trả lời câu hỏi
a, Em có nhận xét gì về cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka-Kê-Bô.
b, Em sẽ khuyên bạn bè như thế nào để sử dụng tiền hợp lí.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ thông tin để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a, Em thấy phương pháp quản lí chi tiêu Ka-Kê-Bô khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại đem lại hiệu quả cao.
b, Em sẽ khuyên bạn bè thực hiện theo phương pháp Ka-Kê- Bô hoặc có thể thực hiện theo những phương pháp khác. Một số việc làm phù hợp như:
- Tiết kiệm tiền tiêu hằng ngày để mua sách giáo trình hoặc vật dụng học tập cần thiết.
- Sử dụng tiền tiêu vào việc mua đồ học tập như bút, sách vở, thước, bảng và các vật dụng cần thiết khác.
- Tìm kiếm sách giáo trình cũ hoặc tài liệu đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí mua sách.
- Học cách quản lý tiền bằng cách theo dõi các khoản tiền tiêu, lập bảng kế hoạch và đặt mục tiêu tiết kiệm cho tương lai.
1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 64 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
b. Học sinh tiểu học chưa cần ghi nhật kí chỉ tiêu, vì chưa làm ra tiền.
d. Cần đặt mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng tiền.
c. Tái sử dụng đồ vật cũng là cách sử dụng tiền hợp lí và tiết kiệm.
e. Tiền là tài sản riêng của cá nhân, không nên có ý kiến về cách sử dụng tiền của người khác.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ ý kiến và đưa ra quan điểm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
a. Em đồng tình với ý kiến này. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân là một cách sử dụng tiền hợp lí. Điều này giúp duy trì sự cân bằng tài chính và tránh lãng phí.
b. Em không đồng tình với ý kiến này. Dù là học sinh tiểu học chưa làm ra tiền, việc ghi nhật kí chỉ tiêu có thể giúp trẻ hiểu về khái niệm tiền, quản lý tài chính và hình thành thói quen tiết kiệm từ sớm.
c. Em đồng tình với ý kiến này. Tái sử dụng đồ vật cũng là một cách sử dụng tiền hợp lí và tiết kiệm. Thay vì mua đồ mới, việc tái sử dụng đồ vật cũ giúp tiết kiệm tiền bạc và bảo vệ môi trường.
d. Em đồng tình với ý kiến này. Đặt mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng tiền giúp ta có một hướng dẫn rõ ràng và kiểm soát việc chi tiêu. Điều này giúp sử dụng tiền hợp lí và đạt được những mục tiêu tài chính.
e. Em không đồng tình với ý kiến này. Mặc dù tiền là tài sản riêng của cá nhân, nhưng cách sử dụng tiền của người khác có thể ảnh hưởng đến xã hội và môi trường. Do đó, chúng ta có quyền và trách nhiệm để góp ý và khuyến khích mọi người sử dụng tiền một cách có trách nhiệm và hợp lí.
2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 64 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Đọc tình huống và thực hiện yêu cầu:
Để giúp An chủ động hơn trong việc sử dụng tiền tiết kiệm của mình, bố mẹ bảo An hãy để tiến vào từng túi theo tỉ lệ phù hợp với mục đích sử dụng. An quyết định túi số 1 sẽ bỏ 10% khoản tiền để dành cho hoạt động từ thiện, túi số 2 sẽ bỏ 20% khoản tiền để dành cho tiết kiệm lâu dài. An vẫn đang phân vân chưa biết chia số tiền còn lại vào các túi khác như thế nào.
Em hãy giúp An tính toán và chia số tiền trên vào từng túi sao cho hợp lí.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tình huống để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Túi 1: Từ thiện: 10%
+ Túi 2: Tiết kiệm: 20%
+ Túi 3: Chi tiêu: 50%
+ Túi 4: Một số mục đích khác (quà sinh nhật, quà tặng, hỏng xe,…): 20%
3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 65 Luyện tập SGK Đạo đức 5
Xử lí tình huống:
Em hãy lên thực đơn và đi chợ mua thực phẩm để chuẩn bị bữa cơm cho gia
đình với một số yêu cầu sau:
- Số tiền để đi chợ: 100 000 đồng:
- Thực phẩm phải đảm bảo các nhóm dinh dưỡng cần thiết (chất đạm, chất đường bột, chất béo, vi-ta-min (vitamin) và chất khoáng);
- Số lượng thành viên trong gia đình: 4 người.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tình huống để xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
Em sẽ dùng 40.000 để mua thịt, 10.000 để mua rau, 30.000 để mua táo, 20.000 còn lại em sẽ dùng để mua các gia vị cần thiết.
1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 65 Vận dụng SGK Đạo đức 5
Chia sẻ với bạn về việc sử dụng tiền của em.
Phương pháp giải:
Dựa vào chính cá nhân mình để chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
- Em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cụ thể và chi tiết.
- Em sẽ chia số tiền mình có ra thành những khoản khác nhau và chi tiêu cho những việc phù hợp.
- Em sẽ cân nhắc mua những thứ cần thiết trước.
2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 65 Vận dụng SGK Đạo đức 5
Em hãy thực hiện ghi chép “Nhật kí chi tiêu”. Sau đó, tự nhận xét việc sử dụng tiền của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
Chia sẻ nhật kí chi tiêu.
Lời giải chi tiết:
- Em tự thực hiện ghi chép nhật kí chi tiêu của mình.
- Nhận xét việc chi tiêu của bản thân đã hợp lí chưa.
- Chia sẻ với các bạn trong lớp.