Tuần 5 trang 16, 17, 18 SGK Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức

2024-09-14 06:10:38

SHDC

Trả lời câu hỏi sinh hoạt dưới cờ trang 16 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

- Nghe kể một số tích truyện cổ về các nhân vật trên Cung trăng.

- Đại diện các lớp tham gia bày cỗ trông trăng, thể hiện sự hợp tác, đoàn kết, chia sẻ của tập thể lớp.

 

Phương pháp giải:

Tham gia chào cờ

Lời giải chi tiết:

- HS lắng nghe những tích truyện cổ về các nhân vật trên Cung trăng: chị Hằng, chú Cuội, …

- HS cùng nhau tham gia bày cỗ trông trăng theo tập thể lớp.


HĐ 1

Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 17 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Chơi trò chơi Ba sự thật

- Đánh giá mức độ hiểu nhau giữa em và bạn cùng bàn qua trò chơi Ba sự thật.

+ Mỗi người nói ra ba sự thật về bạn mình;

+ Đánh giá mức độ hiểu nhau:

- Chia sẻ với thầy cô bạn bè về mức độ hiểu nhau của em và bạn cùng bàn:

+ Mức độ hiểu nhau của em và bạn;

+ Mong muốn được hiểu bạn hơn để đạt được điều đó

 

Phương pháp giải:

Chơi trò chơi

Lời giải chi tiết:

- HS thực hiện chơi trò chơi Ba sự thật với bạn cùng bàn của mình.

+ HS kể ra ba sự thật mình biết về bạn của mình.

+ HS còn lại đánh giá mức độ hiểu mình của bạn mình thông qua ba mức độ.

+ Tương tự lượt 2, hai bạn đổi thứ tự kể và đánh giá cho nhau.

- Chia sẻ kết quả trò chơi với thầy cô và các bạn theo các nội dung:

+ Mức độ hiểu nhau của em và bạn.

+ Em mong muốn hiểu bạn hơn ở điểm nào và chia sẻ cách em sẽ thực hiện để đạt được điều đó.


HĐ 2

Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 17 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Xác định các vấn đề thường nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè cùng lớp.

 - Phân công cặp đôi phỏng vấn thầy cô và các thành viên của tổ về:

+ Mức độ đoàn kết của tổ hoặc tập thể lớp;

+ Các vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp).

 

- Nhận xét về mức độ đoàn kết của tập thể lớp.

- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp):

 

Phương pháp giải:

Xác định vấn đề

Lời giải chi tiết:

- HS đảm nhận vị trí cặp đôi phóng viên để phỏng vấn thầy cô và các thành viên của tổ về các nội dung:

+ Mức độ đoàn kết của tổ hoặc tập thể lớp: Thầy/ Cô/ Các bạn chấm bao nhiêu điểm về mức độ đoàn kết của tổ/lớp?, Để đánh giá về mức độ đoàn kết, thầy/ cô/ các bạn sẽ chấm tổ/ lớp bao nhiêu điểm?, Từ đầu năm đến giờ, tổ của bạn có ai giận nhau không?, …

+ Các vấn đề thường nảy sinh giữa các thành viên trong tổ (lớp): Trong tổ của bạn, vấn đề thường gặp nhất giữa các thành viên trong tổ là gì?, Vấn đề nào trong tổ/ lớp xảy ra giữa các bạn học sinh nhiều nhất?, …

- Thông qua phần thu thập thông tin, HS phân tích, đưa ra nhận xét về mức độ đoàn kết của tập thể lớp.

- HS tổng hợp và trình bày những vấn đề thường xuyên nảy sinh giữa các thành viên: Không lắng nghe nhau, không chia sẻ, giúp đỡ nhau, hiểu lầm nhau, …


HĐ 3

Trả lời câu hỏi hoạt động 3 trang 17 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Tìm hiểu về cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè

Xác định nguyên nhân nảy sinh các vấn đề trong tình bạn:

 

- Đề xuất cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu cách giải quyết vấn đề

Lời giải chi tiết:

- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra nguyên nhân của các vấn đề nảy sinh: nóng nảy, dễ tự ái, chưa để ý đến cảm xúc của người khác, không cởi mở, ít tâm sự, chia sẻ, …

- HS đề xuất các cách giải quyết các nhau để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc trong mối quan hệ bạn bè.


CH 1

Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp 1 trang 18 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Chia sẻ về kết quả giải quyết những vấn đề em đang gặp phải trong mối quan hệ với bạn bè.

- Kể về những vấn đề nảy sinh giữa em và bạn.

- Chia sẻ cách em đã thực hiện để giải quyết vấn đề và kết quả.

Phương pháp giải:

Chia sẻ kết quả

Lời giải chi tiết:

- HS kể về những vấn đề đã từng nảy sinh giữa mình và các bạn với cô và cả lớp.

- HS chia sẻ cách bản thân mình đã thực hiện để giải quyết vấn đề và kết quả của cách thực hiện đó có hiệu quả hay chưa.


CH 2

Trả lời câu hỏi sinh hoạt lớp 2 trang 18 SGK HĐTN 5 Kết nối tri thức

Xử lí tình huống nảy sinh trong tình bạn

- Mỗi nhóm đưa ra một tình huống mâu thuẫn, hiểu lầm để cùng giải quyết.

 

- Sắm vai thể hiện cách giải quyết tình huống mâu thuẫn trước lớp.

- Góp ý, bổ sung cho cách giải quyết của nhóm bạn

Phương pháp giải:

Xử lí tình huống

Lời giải chi tiết:

- HS thảo luận nhóm đưa ra một tình huống mâu thuẫn, hiểu lầm nảy sinh trong tình bạn và tìm cách giải quyết.

Ví dụ tình huống 1: Trong giờ kiểm tra giữa học kì, Long muốn chép bài của Nam nhưng Nam không đồng ý. Long giận Nam và không chơi cùng Nam nữa. Nam nên làm gì trong tình huống này?

→ Trong tình huống này, Nam có thể hẹn Long nói chuyện riêng và trao đổi với bạn rằng việc chép bài là hành động vi phạm quy chế thi, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả người chép bài và người cho chép. Nam nên tâm sự với bạn nhiều hơn, đồng thời cũng có thể đề nghị sẽ cùng học với Long, hỗ trợ bạn trong học tập.

Ví dụ tình huống 2: Trang và My là đôi bạn thân, đi đâu cũng có nhau. Gần đây (trang tham gia vào đội văn nghệ của trường và kết bạn với Mai. My rất buồn vì thấy Trang hay đi cùng với Mai mà không rủ mình đi cùng.

→ Trong tình huống này, My có thể trò chuyện với Trang, My nên hỏi thăm xem Trang dạo này bận công việc gì và bày tỏ hết những nỗi băn khoăn của mình với bạn. Sau khi hiểu hơn về nhau và những nỗi băn khoăn được giải quyết, My cũng có thể đề bạt tham gia cùng đội văn nghệ của trường hay tham gia hỗ trợ, chơi cùng các bạn.

- HS phân công, xung phong tổ chức sắm vai xử lý tình huống tự tin trước lớp.

- HS chú ý quan sát, lắng nghe và góp ý bổ sung cho cách giải quyết của nhóm bạn.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"