Giải mục 1 trang 6, 7 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức

2024-09-14 06:15:04

HĐ 1

Tính chỉ số WHtR của ông An và ông Chung

Phương pháp giải:

Tính chỉ số WHtR của mỗi ông:

Chỉ số WHtR = Số đo vòng bụng : Chiều cao

Lời giải chi tiết:

Chỉ số WHtR của ông An là: \(\frac{{108}}{{180}} = 0,6\)

Chỉ số WHtR của ông Chung là: \(\frac{{70}}{{160}} = 0,4375\)


HĐ 2

Ta có thể viết \(1,5 = \frac{3}{2} = \frac{6}{4} = \frac{9}{6} = ....\)

Tương tự, em hãy viết ba phân số bằng nhau và bằng:

a) -2,5;                          b) \(2\frac{3}{4}\)

Phương pháp giải:

a) + Viết số thập phân dưới dạng phân số

+ Nhân cả tử và mẫu với một số nguyên khác 0, ta được phân số mới bằng phân số đã cho.

b) + Viết hỗn số dưới dạng phân số

+ Nhân cả tử và mẫu với một số nguyên khác 0, ta được phân số mới bằng phân số đã cho.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}a) - 2,5 = \frac{{ - 5}}{2} = \frac{{ - 10}}{4} = \frac{{ - 15}}{6} = ....\\b)2\frac{3}{4} = \frac{{11}}{4} = \frac{{22}}{8} = \frac{{33}}{{12}} = ...\end{array}\)


LT 1

Giải thích vì sao các số \(8; - 3,3;3\frac{2}{3}\) đều là các số hữu tỉ. Tìm số đối của mỗi số đó

Phương pháp giải:

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}(a,b \in Z,b \ne 0)\)

Số đối của số hữu tỉ \(\frac{a}{b}\) là số hữu tỉ \(\frac{{ - a}}{b}\).

Lời giải chi tiết:

Các số \(8; - 3,3;3\frac{2}{3}\) đều là các số hữu tỉ vì các số này đều viết được dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}(a,b \in Z,b \ne 0)\)

(\(8 = \frac{8}{1}; - 3,3 = \frac{{ - 33}}{{10}};3\frac{2}{3} = \frac{{11}}{3}\))

Số đối của 8 là -8

Số đối của -3,3 là 3,3

Số đối của \(3\frac{2}{3}\) là \( - 3\frac{2}{3}\)


CH

Mỗi điểm A,B,C trên trục số Hình 1.4 biểu diễn số hữu tỉ nào?

Phương pháp giải:

Xác định số vạch chia và khoảng cách từ gốc O đến điểm đó là bao nhiêu phần.

Các điểm nằm bên trái gốc O biểu diễn số hữu tỉ âm; các điểm nằm bên phải gốc O biểu diễn số hữu tỉ dương.

Lời giải chi tiết:

Đoạn thẳng đơn vị được chia thành 6 phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới, đơn vị mới bằng \(\frac{1}{6}\) đơn vị cũ.

Điểm A nằm bên phải gốc O và cách O một đoạn bằng 10 đơn vị mới. Do đó điểm A biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{10}}{6} = \frac{5}{3}\)

Điểm B nằm bên trái gốc O và cách O một đoạn bằng 5 đơn vị mới. Do đó điểm B biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 5}}{6}\)

Điểm C nằm bên trái gốc O và cách O một đoạn bằng 13 đơn vị mới. Do đó điểm C biểu diễn số hữu tỉ \(\frac{{ - 13}}{6}\)


LT 2

Biểu diễn các số hữu tỉ \(\frac{5}{4}\) và \(\frac{{ - 5}}{4}\) trên trục số.

Phương pháp giải:

Chia đoạn thẳng đơn vị thành 4 phần bằng nhau. Lấy một đoạn làm đơn vị mới ( đơn vị mới bằng \(\frac{1}{4}\) đơn vị cũ)

Số hữu tỉ \(\frac{5}{4}\) được biểu diễn bằng điểm nằm bên phải gốc O, cách gốc O một đoạn bằng 5 đơn vị mới.

Số hữu tỉ \(\frac{{ - 5}}{4}\) được biểu diễn bằng điểm nằm bên trái gốc O, cách gốc O một đoạn bằng 5 đơn vị mới.

Lời giải chi tiết:

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"