Giải mục 1 trang 33, 34 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức

2024-09-14 06:15:38

Luyện tập 1

a) Trong các cách viết: \(\sqrt 2  \in \mathbb{Q}; \pi \in \mathbb{I}; 15 \in \mathbb{R}\), cách viết nào đúng?

b) Viết số đối của các số: \(5,08(299); - \sqrt 5 \)

Phương pháp giải:

Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng \(\frac{a}{b}(a,b \in \mathbb{Z};b \ne 0)\)

Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực

Số đối của số thực a là -a

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: \(\sqrt 2  \notin \mathbb{Q};\pi \in \mathbb{I};15 \in \mathbb{R}\)

Vậy cách viết \(\pi \in \mathbb{I}; 15 \in \mathbb{Q}\) là đúng

b) Số đối của 5,08(299) là -5,08(299)

Số đối của -\(\sqrt 5 \) là \(\sqrt 5 \)


Câu hỏi

Điểm nào trong Hình 2.4 biểu diễn số \( - \sqrt 2 \)? Em có nhận xét gì về điểm biểu diễn của hai số đối nhau?

Phương pháp giải:

Quan sát trục số, tìm điểm \( - \sqrt 2 \)

Nhận xét điểm biểu diễn của hai số đối nhau

Lời giải chi tiết:

Điểm biểu diễn số \( - \sqrt 2 \) là điểm N.

Điểm biểu diễn của hai số đối nhau là 2 điểm cách đều gốc O và nằm về 2 phía của điểm O


Luyện tập 2

Cho biết nếu một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3 thì cạnh huyền của tam giác bằng \(\sqrt {10} \). Em hãy vẽ điểm biểu diễn số - \(\sqrt {10} \) trên trục số.

Phương pháp giải:

Bước 1: Vẽ tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng 1 và 3. Đo độ dài của cạnh huyền

Bước 2: Vẽ trục số. Biểu diễn số - \(\sqrt {10} \) trên trục số nằm ở bên trái gốc O, cách O một khoảng bằng độ dài cạnh huyền của tam giác vuông vừa vẽ.

Lời giải chi tiết:

Chú ý: Các số thực âm được biểu diễn bởi các điểm nằm bên trái điểm O trên trục số.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"