Lý thuyết Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc SGK Toán 7 - Kết nối tri thức

2024-09-14 06:15:56

1. Góc ở vị trí đặc biệt

a) 2 góc kề bù

Hai góc có một cạnh chung, 2 cạnh còn lại là hai tia đối nhau được gọi là 2 góc kề bù.

* Tính chất: 2 góc kề bù có tổng số đo là 180 độ.


Góc xOz và góc yOz là 2 góc kề bù vì có tia Oz chung; tia Ox và Oy là 2 tia đối nhau.

Ta có: \(\widehat {xOz} + \widehat {yOz} = 180^\circ \)

Chú ý:

Nếu điểm M nằm trong góc xOy thì ta nói tia OM nằm giữa 2 tia Ox và Oy. Khi đó:

\(\widehat {xOM} + \widehat {MOy} = \widehat {xOy}\)

b) 2 góc đối đỉnh

2 góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

* Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

Chú ý: 2 đường thẳng cắt nhau tạo thành 2 cặp góc đối đỉnh

Ví dụ:

\(\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}};\widehat {{O_3}} = \widehat {{O_4}}\)( đối đỉnh)

Chú ý: 2 đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông thì 2 đường thẳng đó vuông góc.

2. Tia phân giác của một góc

Định nghĩa: Tia nằm giữa 2 cạnh của một góc và tạo với 2 cạnh ấy hai góc bằng nhau được gọi là tia phân giác của góc đó.

* Tính chất: Khi Oz là tia phân giác của góc xOy thì \(\widehat {xOz} = \widehat {zOy} = \frac{1}{2}.\widehat {xOy}\)

Chú ý: Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.


Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"